Coin Web 3.0: Xu hướng tiền mã hóa mới nhất trong năm 2022

-

Tiền mã hóa đang góp phần vào sự phát triển của Web 3.0, Internet của tương lai được xây dựng trên các mạng blockchain phi tập trung. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về xu hướng tiền mã hóa trong năm 2022 sắp tới, tiền mã hóa Web 3.0 và cách mua tiền mã hóa Web 3.0 trên Binance.

Khai thác sức mạnh của mạng lưới phi tập trung, Web 3.0 là thế hệ web mới trên toàn thế giới nhằm mục đích tăng tiện ích cho người dùng và số lượng ứng dụng trực tuyến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách giải pháp Lớp 1 hỗ trợ Web 3.0, cách Web 3.0 tạo nền tảng cho metaverse, cũng như cách mua token Web 3.0 trên Nền tảng Binance.

Được hàng triệu người trên toàn thế giới tin tưởng, nền tảng Binance cung cấp danh mục sản phẩm và dịch vụ tiền mã hóa ưu việt, bao gồm cả giải pháp phi tập trung và cơ sở hạ tầng. Và giờ bạn cũng có thể mua tiền mã hóa Web 3.0. Đăng ký tài khoản Binance ngay để bắt đầu mua tiền mã hóa Web 3.0.

Web 3.0 và các phiên bản tiền nhiệm

Web 3.0 chính là diện mạo của web trong tương lai gần. Để hiểu rõ ý nghĩa thực sự của Web 3.0, bạn cần biết các phiên bản tiền nhiệm Web 1.0 và 2.0.

Web 1.0

Theo truyền thống, Web 1.0 là thế hệ đầu tiên của world wide web, tại đây các trang web đa số là trang web tĩnh và được sử dụng để phát cũng như duyệt thông tin. Web 1.0 được xây dựng dựa trên giao thức phi tập trung và giao thức do cộng đồng quản lý. Đối tượng người dùng chủ yếu là người dùng nội dung hơn là người tạo nội dung.

Web 2.0

Web 2.0 là mạng Internet quen thuộc mà chúng ta biết và sử dụng ngày nay, gồm nhiều nội dung do người dùng tạo hơn và số lượng công dụng ngày càng tăng, không chỉ duyệt thông tin, mà còn tương tác trên mạng xã hội và mua sắm trực tuyến. Web 2.0 bị chi phối bởi các dịch vụ tập trung do các tập đoàn điều hành, với quyền kiểm duyệt nội dung do người dùng tạo và lưu trữ dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu hoặc kho lưu trữ duy nhất. Ví dụ về các trang Web 2.0 bao gồm Facebook, Wikipedia và Twitter với quyền kiểm duyệt nội dung của người dùng hoặc các công ty thanh toán từ chối cho ai đó truy cập dịch vụ của họ.

Web 3.0

Web 3.0, hay còn gọi là Web3, đề cập đến trạng thái phát triển của world wide web, với hệ sinh thái phi tập trung được hỗ trợ bởi blockchain. Tại đó, người dùng có thể tương tác mà không cần lo lắng về kho lưu trữ dữ liệu tập trung. Nói một cách đơn giản, trong kỷ nguyên Web 3.0, công cụ tìm kiếm, nền tảng mạng xã hội, thị trường, v.v. sẽ được xây dựng trên blockchain và được hỗ trợ bởi tiền mã hóa, tạo ra những bước phát triển mới như nội dung không thể kiểm duyệt và các dịch vụ thanh toán toàn diện hơn. Đồng tiền mã hóa được liên kết với Web 3.0 được gọi là token Web 3.0 hoặc tiền mã hóa Web 3.0. Lý tưởng nhất, mục đích của Web 3.0 là cung cấp cho người dùng nhiều quyền kiểm soát hơn đối với nội dung kỹ thuật số của mình nhờ cơ sở hạ tầng phi tập trung, do đó giao dịch và quyền hạn không còn lệ thuộc vào một cơ quan trung ương. Đây là điểm hứa hẹn đối với nền kinh tế sáng tạo. Tại đó, người dùng nhận được phần thưởng vật chất khi sở hữu hoặc đem lại dữ liệu số và giá trị cho cộng đồng trực tuyến. Mặc dù có một số ứng dụng Web 3.0 ra đời trước đó, nhưng kỷ nguyên của Web 3.0 chỉ phát huy tiềm năng thực sự khi phần lớn các ứng dụng web và trang web hiện tại và tương lai sử dụng cơ sở hạ tầng web phi tập trung.

Web 3.0 và giải pháp Lớp 1

Để phát triển, Web 3.0 cần có sự hỗ trợ của các mạng lưới cung cấp tính bảo mật, khả năng mở rộng và phi tập trung. Do Web 3.0 thu hút nhiều ứng dụng và tương tác của người dùng hơn, nên khả năng mở rộng là chìa khóa hỗ trợ các ứng dụng và hoạt động của người dùng trên Web 3.0 trong tương lai.

Ba vấn đề nan giải nhất khi mở rộng blockchain

Khả năng mở rộng đề cập đến khả năng đáp ứng nhu cầu và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của blockchain mà không ảnh hưởng đến hiệu suất. Nói chung, nếu Web 3.0 dựa trên một blockchain không có khả năng này, chúng ta có thể gặp phải tình trạng trang web tải chậm và trải nghiệm người dùng kém. Mặc dù Web 3.0 phần lớn đồng nghĩa với kiến trúc web phi tập trung, lấy cảm hứng từ blockchain, nhưng các mạng lưới phi tập trung này hiện đang đối mặt với thách thức duy nhất là ba vấn đề nan giải nhất khi mở rộng blockchain, có thể cản trở việc áp dụng rộng rãi. Ba vấn đề nan giải nhất khi mở rộng blockchain đề cập đến việc blockchain không có khả năng kết hợp ba thuộc tính gồm bảo mật, khả năng mở rộng và phi tập trung, vì bất kỳ công nghệ blockchain nào cũng chỉ có thể đáp ứng tối đa hai thuộc tính. Do đó, giải pháp Lớp 1 đã được đưa ra để giải quyết ba vấn đề nan giải nhất này.

Blockchains Lớp 1 đóng vai trồ là giải pháp cho khả năng mở rộng

Hiện tại, các ứng dụng Web 3.0 thường chạy trên mạng lưới Ethereum, một blockchain Lớp 1.

Blockchain Lớp 1 còn được gọi là giải pháp blockchain Lớp 1, là tập hợp các giải pháp được đề xuất nhằm cải thiện giao thức cơ sở để đạt được khả năng mở rộng tốt hơn để áp dụng trên toàn cầu. Ngoài Ethereum (ETH), Binance Smart Chain (BSC), Litecoin (LTC), Cardano (ADA), Polkadot (DOT) và Terra (LUNA), còn có một số giải pháp blockchain Lớp 1 khác được sử dụng để giải quyết ba vấn đề nan giải nhất khi mở rộng blockchain.

Cách thức mà các mạng lưới khác nhau mở rộng quy mô còn phụ thuộc vào cơ chế đồng thuận mà mạng lưới sử dụng, trong đó hai cơ chế phổ biến là Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS). Ngoài ra, còn có các cơ chế đồng thuận khác như Proof of Capacity (PoC), Proof of Activity (PoA), Proof of Burn (PoB), Proof of Elapsed Time (PoET) và Proof of History (PoH), đều có thế mạnh riêng và được sử dụng bởi nhiều mạng lưới khác nhau để cải thiện khả năng mở rộng. Để thay thế các hệ thống cũ hỗ trợ Web 2.0, Web 3.0 nên sử dụng các giải pháp Lớp 1 có khả năng mở rộng cao.

Khả năng tương tác của Web 3.0 và metaverse

Trong những lần ra mắt gần đây, chúng ta đã thấy cách công nghệ blockchain, đặc biệt là NFT, cho phép người dùng tham gia vào thế giới thực tế ảo như metaverse. Metaverse là vũ trụ 3D kỹ thuật số hoạt động trên blockchain, mang lại cho mọi người quyền tự do tạo tài sản, giao lưu, trò chơi, đầu tư, v.v. Nhờ có blockchain, các môi trường kỹ thuật số này có thể tương tác với nhau và có thể mở rộng.

Tương tự như vậy, Web 3.0 có thể cung cấp nền tảng để mọi người tạo, mua và bán các loại hàng hóa như NFT. Do Web 3.0 là tập hợp các ứng dụng và tương tác của người dùng trên nền tảng phi tập trung, nên nó có khả năng tương tác cao và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch và giao tiếp. Trên thực tế, mục đích của Web 3.0 là lưu trữ nhiều trang web mở được kết nối với nhau hơn để tăng cường tiện ích cho người dùng. Một ví dụ về ứng dụng Web 3.0 là Axie Infinity, metaverse chơi game phức tạp kết nối giữa chơi game và tài chính phi tập trung (DeFi). Trò chơi online dựa trên NFT này yêu cầu người dùng trước tiên phải mua avatar Axie ở dạng NFT để bắt đầu chơi và sử dụng tiền ảo Axie Infinity Shards (AXS) và Smooth Love Potion (SLP). Cơ chế chơi để kiếm tiền, nguồn cung tự điều chỉnh và phần thưởng khuyến khích sở hữu là một số tính năng giúp tăng cường tính tương tác trong cộng đồng và chúng ta sẽ thấy nhiều loại metaverse DeFi cũng như token Web 3.0 hấp dẫn này hơn trong kỷ nguyên Web 3.0.

Source: Binance Blog

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments