Chọn lọc chủng vi khuẩn đột biến có độc lực thấp của Aeromonas hydrophila và Edwardsiella tarda trên cá da trơn

-

Cả hai Aeromonas hydrophila (tác nhân gây nhiễm trùng huyết di động do Aeromonas) và Edwardsiella tarda (tác nhân gây nhiễm trùng huyết đường ruột) là vi khuẩn Gram âm phân bố rộng rãi trong môi trường nước, chúng ảnh hưởng đến nhiều loài cá trên toàn thế giới, bao gồm cả cá da trơn và cá rô phi.

Để kiểm soát bệnh do vi khuẩn, cho cá ăn thức ăn trộn với thuốc kháng sinh là một thực tế chung mà người nuôi cá đang làm. Tuy nhiên, hiện chỉ có ba loại kháng sinh được FDA cấp phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản: oxytetracycline, sulfadimethoxine, và aquafluor. Việc sử dụng rộng rãi nhưng với số lượng hạn chế của thuốc kháng sinh để điều trị bệnh vi khuẩn trong nuôi trồng thủy sản đã dẫn đến sự phát triển của các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh đối với nhiều tác nhân gây bệnh cá, bao gồm A. hydrophilaE. tarda. Vì vậy, các phương pháp kiểm soát khác như việc sử dụng vắc-xin là rất cấp thiết.

Để phát triển loại vắc-xin mới từ vi khuẩn có độc lực thấp chống lại vi khuẩn như A. hydrophila E. tarda, một số lượng lớn các đột biến thường được tạo ra. Để xác định liệu những đột biến của vi khuẩn này có suy giảm độc lực hay không, các nghiên cứu trực tiếp trên cơ thể cá (in vivo) thường xuyên được thực hiện. Tuy nhiên, nghiên cứu trong cơ thể cá để xác định độc tính cho số lượng lớn các đột biến đòi hỏi nhiều cá, bể cá cũng như khối lượng nước lớn, và có thể gây tốn kém về chi phí cho nghiên cứu. Để giảm chi phí liên quan đến việc nghiên cứu độc lực của vi khuẩn trên cơ thể cá sống, một phương pháp thực hiện trong ống nghiệm in vitro là rất cần thiết.

Sử dụng loại tế bào mang cá da trơn có tên là G1B để xem xét tính khả thi của việc sử dụng khảo nghiệm trong ống nghiệm thay vì trong cơ thể cá sống để chọn đột biến vi khuẩn có độc lực thấp được đánh giá trong nghiên cứu này. Kết quả phân tích Pearson để tìm mối tương quan giữa phương pháp xác định độc lực trong ống nghiệm và trong cơ thể sống với các tế bào G1B của Aeromonas hydrophilaEdwardsiella tarda cho thấy có một sự tương quan đáng kể giữa hai phương pháp (y = -0.002x + 0.2726 (r = -0.768, P = 3.7e-16). Phương pháp phân tích tế bào trong ống nghiệm được khuyến cáo sử dụng để sàng lọc một lượng lớn vi khuẩn để chọn chủng vi khuẩn đột biến có độc lực thấp của tác nhân gây bệnh trên cá da trơn. Phương pháp phân tích sử dụng tế bào mang cá da trơn G1B để tìm chủng vi khuẩn đột biến có độc lực thấp sẽ góp phần làm giảm chi phí đáng kể so với phương pháp thực nghiệm trên cơ thể cá sống.

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: Julia W. Pridgeon, Phillip H. Klesius, and Xingjiang Mu. Aquaculture 2013 – Meeting Abstract.    

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments