Chất lượng nước và sự tích lũy sinh dưỡng trong hệ thống nuôi tôm sú (Penaeus monodon) kín

-

Nghiên cứu được thực hiện trên hệ thống nuôi tôm (Penaeus monodon) thâm canh ở bể xi-măng trong thời gian 90 ngày không thay nước (hệ thống kín) để xác định ảnh hưởng của mật độ thả (25-50 con PL 15/m2) và nền đáy (đất và xi-măng) lên chất lượng nước, sinh trưởng tôm, hàm lượng và sự tích lũy chất dinh dưỡng.

Kết quả cho thấy, nồng độ ammonia tổng và N-NO2- trong tất cả các nghiệm thức tồn tại ở mức thấp và an toàn đối với tôm trong suốt thời gian thí nghiệm. Tăng trọng và năng suất tôm cao hơn ở nghiệm thức có mật độ thả cao. Tỉ lệ sống và FCR khác biệt không có ‎‎‎ý nghĩa ở các nghiệm thức. Sự tích lũy chất dinh dưỡng cho thấy tôm chỉ có khả năng tiêu hóa 23-31% nitơ và 10-13% photpho của tổng đầu vào.

Nguồn dinh dưỡng đầu vào chủ yếu là thức ăn, thức ăn của tôm bao gồm 76-92% nitơ và 70-91% của tổng đầu vào. Chất dinh dưỡng chủ yếu chìm xuống bùn đáy bao gồm 14-53% nitơ và 39-67% photpho của tổng đầu vào. Hàm lượng nitơ và photpho trong nước khi thu hoạch chiếm tỉ lệ 14-28% và 12-29% của tổng đầu vào.

Nghiên cứu đã chứng minh hệ thống nuôi kín có thể duy trì chất lượng nước ở mức có thể chấp nhận được cho sinh trưởng của tôm và làm giảm chất dinh dưỡng bị thất thoát thông qua ảnh hưởng của ao.

Người dịch: Ths. Dương Thị Hoàng Oanh (hoangoanh@ctu.edu.vn), BM Thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Nguồn tin: Dhirendra Prasad Thakur, C. Kwei Lin. Aquaculture Engineering 27 (2003) 159-176.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments