Chamberlain: “Cuộc chiến chống EMS đang chuyển hướng” đòi hỏi phương pháp tiếp cận tích hợp để quản lý sức khỏe tôm nuôi

-

Chiều hướng của cuộc chiến bắt đầu ở hội chứng tôm chết sớm (EMS). Chuyên đề này nắm giữ vị trí số 1 trong ngày thứ nhất của chương trình GOAL 2014 – Hội nghị Liên minh Toàn cầu Nuôi trồng Thủy sản tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Ngày 8/10, Chủ tịch GAA George Chamberlain đã hướng hội nghị đến quản lý sức khỏe và bệnh, đề cao Tim Flegel thuộc Cơ quan Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia Thái Lan, Lộc Trần của công ty Minh Phú Aquamekong ShrimpVet Lab tại Đại học Nông Lâm của Việt Nam, Peter Marshall của R.S. Standards và Brendan Cowled của Công ty Dịch vụ Thú y AusVet.

Trong bài thuyết trình dài 30 phút về EMS, ông Chamberlain đã mang đến hội nghị các tin tốt và xấu. Đầu tiên là tin xấu. Trong sự trỗi dậy của EMS, các loại bệnh mới đã xuất hiện trên tôm ở châu Á – ký sinh trùng microsporidia và một loài mới gọi là nodavirus gây tỉ lệ chết ngầm.

Bây giờ là tin tốt. “Cuộc chiến chống EMS đang chuyển hướng từ phỏng đoán phải làm gì để thực hiện có hiệu quả,” Chamberlain nói. Không có “giải pháp đơn giản cho một vấn đề khó” – một phương pháp chữa bệnh hoặc phòng ngừa đơn thuần, ông giải thích thêm. Tuy nhiên, sản lượng tôm toàn cầu bắt đầu bật lên nhờ việc kết hợp chẩn đoán và lai giống tốt hơn, cộng thêm với thực hành tốt hơn ở cấp độ trang trại, trại sản xuất giống và sản xuất thức ăn.

Chamberlain cho biết sản lượng tôm sẽ không tăng nếu không có các cách thức quản lý bệnh toàn diện. Tuy nhiên, các cách thức này đang bắt đầu được áp dụng. Ví dụ, ao sâu hơn với năng suất cao – như các ao được sử dụng trong nuôi cá tra tại Việt Nam – đang được áp dụng trong nuôi tôm ở Trung Quốc. Ngoài ra, ngành này đang phối hợp cộng tác nhiều chưa từng có.

Các vấn đề khảo sát

Kết quả sơ bộ của cuộc khảo sát GAA toàn cầu về EMS được trình bày tại GOAL bởi ông Brendan Cowled – người thay mặt GAA để phân tích các kết quả ban đầu. Có 1.350 người trả lời khảo sát, nhiều người trong số này do nhóm nhân viên bán hàng Grobest trong lĩnh vực này khuyến khích tham gia.

Một xu hướng đáng khích lệ đang diễn ra ở Mexico khi một số nông dân nuôi tôm ở đây đã cho biết việc sử dụng dòng tôm kháng EMS đem lại kết quả tốt. “Dòng tôm kháng có thể chủ động”, ông Cowled nói.

Những người tham dự thông qua hệ thống trả lời tự động của hội nghị khi được hỏi về việc xác định công cụ tốt nhất để quản lý EMS thì quản lý trang trại đứng đầu với số phiếu 37%, tiếp theo là 30% do đề kháng gen, quản lý trại sản xuất giống ở mức 18%, chẩn đoán là mức 13% và thức ăn bổ sung là 3%.

Quản lý Vùng/Khu

Bước tiếp theo, Chamberlain nói về quản lý vùng là chìa khóa để quản lý dịch bệnh hiệu quả. Quản lý Vùng có nhiều lợi thế, đặc biệt là khả năng kiểm soát mức độ tiếp cận giữa các trang trại và nằm trong khả năng tải của nguồn nước tiếp nhận. GAA đã thành lập Ban Kỹ thuật Quản lý Vùng để bắt đầu quá trình soạn thảo Thực hành Tốt nhất Nuôi trồng thủy sản (BAP), các tiêu chuẩn chứng nhận cho quản lý vùng tiềm năng có thể chứng nhận BAP 5 sao.

Ông Chamberlain dự đoán việc quản lý vùng/khu cùng với những cải tiến trong công nghệ sẽ giúp cho sản xuất tôm trên toàn cầu vượt qua EMS và tăng gấp đôi trong thập kỷ. Việc làm này sẽ đưa sản lượng tôm hàng năm lên khoảng 8 triệu tấn.

Tác động của EMS

Trong bài thuyết trình 45 phút sau hội nghị về quản lý sức khỏe và bệnh tật, ông Jim Anderson thuộc Ngân hàng Thế giới đã đưa ra tác động của EMS đến sản xuất tôm toàn cầu mạnh như thế nào.

Ông đã gọi EMS là “vấn đề trị giá hàng tỷ đô la.” Anderson đã trình bày một biểu đồ minh họa sản lượng tôm sẽ có thể đạt vào năm 2016, nếu EMS không tồn tại và tăng trưởng tiếp tục với tốc độ trung bình hàng năm 4,4% của các năm từ 2006 đến 2012. Thay vào đó, sản lượng đã giảm xuống 19,0% vào năm 2013 và sản lượng tôm dự kiến ​​tổng số khoảng 4,0 triệu tấn vào năm 2016. Sản lượng có thể đạt gần 4,5 triệu tấn, nếu EMS không tồn tại.

Source: Công ty BioAqua dịch
Theo: Steven Hedlund, Liên minh Nuôi trồng Thủy sản Toàn cầu – Theo Advocate Global Aquaculture – Tháng 11-12/2014

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments