Câu chuyện khởi nghiệp từ côn trùng

-

Nhắc đến loại côn trùng luôn bay vo ve quanh đồ ăn, thức uống đến… bãi rác, nhiều người nghĩ ngay tới ruồi và có tâm lý chán ghét, từ đó có các biện pháp phòng chống và tiêu diệt chúng.

Nhưng cũng chính những con ruồi, mà chính xác ở đây là loại ruồi lính đen – Hermetia illucens, đang dần trở thành một “ngôi sao mới nổi” trong chuỗi lương thực toàn cầu nhờ vào khả năng chuyển đổi sinh học và có tiềm năng rất lớn làm tài nguyên cho các ngành công nghiệp khác nhau bao gồm thức ăn chăn nuôi và chăm sóc sức khỏe động vật.

Loài côn trùng đầy tiềm năng

Ruồi lính đen làm một loại côn trùng đặc biệt, không giống như những loại ruồi gây hại, nó sinh sống, phát triển vòng đời trong vòng 45 ngày từ trứng phát triển thành ấu trùng, rồi từ ấu trùng phát thiển thành nhộng, nhộng phát triển thành côn trùng và sinh đẻ. Theo các báo cáo nghiên cứu sinh học, ruồi lính đen là một nguồn cung cấp protein dồi dào, có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, và hiện chưa phát hiện mang mầm bệnh truyền nhiễm cho người và động vật như một số loại ruồi khác.

Thức ăn chăn nuôi sản xuất từ ruồi lính đen không phải một sản phẩm mới trên thị trường thế giới, khi gần đây, sản phẩm này nổi lên như một sự lựa chọn thay thế mang tính bền vững hơn cho ngành nuôi trồng thuỷ sản, thay thế nguồn đạm từ đậu nành và cá biển với giá thành cao và thiếu bền vững do các yếu tố môi trường tác động.

Nhưng những trang trại nuôi trồng thuỷ sản sẽ không phải là nơi duy nhất tận dụng được nguồn protein dồi dào từ ruồi lính đen. Tại một số nước khác trên thế giới, loại côn trùng này từ lâu đã được sử dụng như một loại phân bón cho cây trồng, xử lý chất thải hữu cơ hay làm thức ăn chăn nuôi cho các loại động vật khác.

Mô hình Vườn – Ao – Chuồng (Ruồi lính đen) của Entobel. Ảnh: Entobel – Black Soldier Fly products

Khởi nghiệp từ ý tưởng táo bạo

Entobel – một công ty công nghệ sinh học đến từ Vương quốc Bỉ chuyên sản xuất và chế biến côn trùng, hiện có trụ sở tại Singapore, quyết định đến Việt Nam để mở đường cho chuỗi hoạt động nghiên cứu và phát triển mô hình chuyển hoá các chất hữu cơ giá trị thấp thành nguồn protein bền vững.

Vào năm ngoái, Entobel đã chính thức thành lập một nhà máy chế biến thử nghiệm các sản phẩm từ ruồi lính đen, với năng suất 1.000 tấn protein từ ruồi mỗi năm, tại tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Sứ mệnh của Entobel là cung cấp mảnh ghép còn thiếu trong chuỗi lương thực toàn cầu bằng cách chuyển đổi sinh khối giá trị thấp thành sản phẩm có ích nhờ côn trùng.

Ruồi lính đen. Ảnh: Pixabay

Từ một loại côn trùng nhỏ bé trong tự nhiên Entobel sản xuất ra thức ăn chăn nuôi với hàm lượng protetin cao từ ấu trùng sấy khô của loài ruồi này. Trong khi đó, phần dầu thu được từ ấu trùng có thể sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, còn xác của loại côn trùng này được sử dụng như một loại phân bón hữu cơ cải tạo đất. Vòng đời của chú ruồi đen như vậy từ khi còn là ấu trùng đến lúc trưởng thành được tận dụng hoàn toàn để cống hiến cho chuỗi lương thực của loài người.

Ý nghĩa trong tên gọi: Cái tên Entobel có mối liên hệ đến nguyên liệu làm nên sản phẩm của công ty này. Nhà đồng sáng lập của Entobel, ông Alexander de Caters, lý giải Entobel là tên ghép của côn trùng (‘ento’ trong tiếng Hy Lạp là côn trùng) và quê hương của công ty này – vương quốc Bỉ (‘bel’ từ Belgium trong tiếng Anh).

Khởi xướng mô hình nuôi ruồi và tầm nhìn trong tương lai

Ruồi lính đen hiện nay đã được nhiều công ty tại châu Âu đưa vào khai thác và sản xuất thương mại. Trong khi đó, tại Việt Nam, hoạt động khai thác, nuôi trồng và nhân giống loại côn trùng này mới dừng lại ở quy mô tự phát nhỏ lẻ, chưa có những quy trình nuôi công nghiệp bài bản để phát triển được tiềm năng của loại côn trùng này.

Ấu trùng ruồi lính đen. Ảnh: ntv

Đối với Entobel, những cơ sở sản xuất ruồi lính đen có tính chất vi mô như vậy chưa thể trở thành đối thủ trực tiếp đe doạ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này tại Việt Nam. Nhưng với sự xuất hiện của những cơ sở này, Entobel cho rằng thị trường sẽ ngày càng có nhận thức rõ ràng hơn về một loại protein được khai thác từ côn trùng và có tính bền vững hơn so với nhiều loại nguyên liệu khác. Gần đây, Entobel đã nhận được nguồn vốn đầu tư vừa gọi được 30 triệu USD từ Mekong Capital và Dragon Capital, khoản đầu tư này là một cột mốc quan trọng cho Entobel khi công ty này đang muốn mở rộng các cơ sở sản xuất thức ăn côn trùng tại chính Việt Nam và vươn ra thế giới.

Source: Tép Bạc

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments