Cảm nhiễm tôm Hùm bông (Panulirus ornatus) giai đoạn con non với vi khuẩn Vibrio owensii DY05

-

Với lợi thế hơn 3260 km đường bờ biển, nhiều vịnh, đầm, phá chống sóng và gió, Việt Nam có tiềm năng lớn cho nghề nuôi lồng trên biển.

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Việt Nam được bắt đầu từ năm 1992, và phát triển nhanh đến năm 2000 với đối tượng nuôi chính quan trọng là tôm hùm bông (Panulirus ornatus) (Lai Van Hung and Le Anh Tuan, 2009). Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hùm lồng đã chịu tổn thất kinh tế nặng nề khi dịch bệnh xuất hiện và có xu hướng giảm sút cả về năng suất và sản lượng trong những năm gần đây. Năm 2007, số lượng lồng nuôi tôm hùm của các tỉnh miền Trung tăng (49.725 lồng) so với năm 2006 (48.736 lồng) song sản lượng thu được lại giảm (1.340 tấn) so với năm 2006 (1.917 tấn) (Nguyễn Bá Thiên An, 2011).

Các nghiên cứu về bệnh trên giáp xác nói chung và trên tôm hùm nói riêng, cho thấy một trong những tác nhân gây bệnh chính và nguy hiểm nhất là vi khuẩn Vibrio bao gồm V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. anguillarum, V. alginolyticus,…(De la Pena et al., 1993; Diggles et al., 2000; Tall et al., 2003; Bourne et al., 2004; Webste et al., 2006; Ansari and Raissy, 2010; Raissy et al., 2011). Chúng là những tác nhân gây bệnh cơ hội, có thể gây chết từ rải rác đến hàng loạt (Shields, 2011). Chủng vi khuẩn Vibrio owensii DY05 mới đây đã được phân lập từ một số động vật giáp xác (Cano-Gómez et al., 2010) và được chứng minh là tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên tôm hùm bông (Panulirus ornatus) giai đoạn ấu trùng nuôi tại Australia (Goulden et al., 2012).

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định hiệu quả gây chết của chủng vi khuẩn V. owensii DY05 khi cảm nhiễm trên tôm hùm bông giai đoạn con non nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Việt Nam. Đây là thông báo đầu tiên về thử nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn này trên tôm hùm sau giai đoạn ấu trùng.

Tôm hùm bông Panulirus ornatus (Fabricius, 1798) dùng trong thí nghiệm là giai đoạn con con (khối lượng 12 – 15 g/con). Thí nghiệm gây cảm nhiễm bằng phương pháp ngâm trong 24 giờ gồm 6 nghiệm thức A, B, C, D, E và F (đối chứng) tương ứng với mật độ vi khuẩn 10^3, 10^4, 10^5, 10^6, 10^7 CFU/ml và nghiệm thức đối chứng không có vi khuẩn.

Kết quả sau 13 ngày cảm nhiễm, vi khuẩn V. owensii DY05 ở mật độ 10^7 CFU.ml-1 gây ra tỉ lệ chết tích lũy 85% trên tôm hùm bông (Panulirus ornatus) giai đoạn con non, trong khi đó liều gây chết 50% LD50 là 10^5,833 CFU/ml sau 20 ngày. Mật số vi khuẩn Vibrio phân lập từ tôm bệnh chết từ 3.5×10^3 đến 7.1×10^3 (CFU/g). Tôm chết có dấu hiệu bỏ ăn, lờ đờ, vỏ giáp bụng và đuôi của tôm chuyển đỏ từng phần, gan tụy bị hoại tử nặng, liên kết mô cơ ngực bị phá vỡ. Như vậy, chủng vi khuẩn V. owensii DY05 có thể là tác nhân gây chết bằng cách xâm nhiễm hệ thống đối với tôm hùm bông giai đoạn con non.

Experimental Infection of Ornate Spiny Lobster (Panulirus ornatus) Juvenile with Vibrio owensii DY05

Several bacterial species of Vibrio genus are usually pathogens to marine cultured animals. Vibrio owensii strain DY05 has just recently been demonstrated as an agent of disease causing rapid and high mortality in phyllosoma larva of ornate spiny lobster (Panulirus ornatus) cultured in Australia. This study aims to determine the infection effect of V. owensii DY05 on the mortality rate of spiny lobster juveniles cultured at the lab scale in Vietnam. Loster juveniles were cultured in 6 tanks with 10 individuals (12-15 g each) per tank. Lobsters were exposed to DY05 at 10^3, 10^4, 10^5, 10^6 and 10^7 CFU.ml-1 dosages (Tank A, B, C, D, and E, respectively) using direct immersion. Tank F without bacterial infection was used as control. After 20 infection days, mortality rates in tanks A, B, C, D, E and F were 0, 20, 25, 55, 85 and 0 (%), respectively. Specific death signs were observed including no eating 2 – 3 days before the dealth, slow movement, red tail and abdomen. V. owensii DY05 was virulent to lobster juvenile at LD50 10^5.833 CFU.ml-1. The cell counts of total Vibrio reisolated from dead lobsters were 3.5×10^3 to 7.1×10^3 (CFU.g-1). Histopathological examination on dead lobsters showed necrotic hepatopancreas tubules and broken thoracic musculature bond. The results suggest that V. owensii DY05 may be a pathogen in ornate spiny lobster juvenile in the condition of this study. This is the first report on experimental infection of V. owensii DY05 on postlarval spiny lobsters.

Source: Nguyễn Thị Thanh Xuân, Phạm Thu Thủy, Lone Hoj, Nguyễn Văn Duy. Khoa Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, E-mail: thanhxuan48ntu@gmail.com.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments