Các loài cá mập, cá đuối nguy cấp đang bị đe dọa bởi các thị trường thực phẩm toàn cầu

-

Nghiên cứu của Trường Đại học Guelph cho thấy phần lớn vây cá mập và mang cá đuối Manta bán trên toàn cầu để làm các loại thuốc truyền thống có nguồn gốc từ các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Sử dụng công nghệ mã vạch DNA tiên tiến, các nhà nghiên cứu nhận thấy 71% vây và mang khô được thu thập từ các thị trường và cửa hàng là từ các loài được liệt kê là có nguy cơ và do đó bị cấm mua bán quốc tế.

Ông Dirk Steinke, Giáo sư sinh vật học tích hợp và là thành viên của Trung tâm Gien đa dạng sinh học cho biết: “Mặc dù tranh cãi xung quanh món súp vây cá mập và thực tế là nhiều loài này đang bị đe doạ, vẫn còn có một thị trường lớn cho sản phẩm vây cá mập và nhu cầu ngày càng tăng đối với mang cá đuối. Đây là một vấn đề mà cho đến bây giờ rất khó giải quyết bởi vì vây cá mập được sấy khô và chế biến trước khi bán, điều này gây khó khăn cho việc xác định loài”.

Việc loại bỏ vây từ các con cá mập sống là bất hợp pháp tại Canada. Việc nhập khẩu vây cá mập để bán cũng là bất hợp pháp đối với các loài có nguy cơ.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu Guy Harvey và Trung tâm nghiên cứu cá mập Save Our Seas tại Đại học Nova Southeastern ở Florida.

Các nhà nghiên cứu thu thập 129 mẫu thị trường ở Canada, Trung Quốc và Sri Lanka về 20 loài cá mập và cá đuối. 12 trong số những loài này, bao gồm cả cá mập voi, được liệt kê là loài được bảo vệ và bị coi là bất hợp pháp nếu buôn bán theo Công ước về Thương mại Quốc tế các loài nguy cấp (CITES).

Ông Steinke cho biết: “Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy vây cá mập voi và mang cá đuối được bán. Con vật tuyệt vời này đã được vào Phụ lục CITES từ năm 2003”.

Được phát triển tại Trường Đại học Guelph, mã vạch DNA cho phép các nhà khoa học xác định được các loài sinh vật thông qua việc sử dụng vật liệu di truyền.

Ông Steinke cho biết: “Mã vạch DNA là một công cụ lý tưởng khi xác định các mẫu hoặc mẫu khô đã được xử lý. Nó cung cấp cho các cơ quan thực thi pháp luật một phương pháp để phát hiện xem các vây và các mang đang bán là những loài nhập khẩu hợp pháp hay bất hợp pháp”.

Khoảng một nửa trong số 1.200 loài cá mập và cá đuối trên toàn thế giới được liệt kê là bị đe doạ bởi Liên minh quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên, trong đó có 20 loài có thể không được buôn bán trên phạm vi quốc tế.

Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng mã vạch DNA có thể là một phương pháp giúp ngăn ngừa các loài được bảo vệ không bị đưa ra thị trường.

Source: HNN, Tổng cục Thủy sản (Theo sciencedaily)

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments