Các khu bảo tồn biển giúp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu

-

Một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học quốc tế đã kết luận rằng các khu bảo tồn biển được bảo vệ chặt chẽ có thể giúp làm giảm nhẹ tác động của biến động khí hậu.

Theo các nhà khoa học, các khu bảo tồn có thể giúp các hệ sinh thái biển và người dân thích ứng với 5 tác động chính của biến đổi khí hậu: sự axit hóa đại dương; nước biển dâng; sự gia tăng cường độ bão; thay đổi sự phân bố của thủy sinh vật; và giảm năng suất sinh học và ôxy đại dương.

Nghiên cứu này cho biết: các khu bảo tồn có thể tăng cường khả năng dự trữ và hấp thụ các bon do phát thải khí nhà kính, đặc biệt là các khu vực đầm lầy ven biển giúp làm giảm tốc độ biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu đăng trên Tập san của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ (Proceedings of the National Academy of Sciences) đã đánh giá các nghiên cứu được thẩm định hiện nay về tác động của các khu bảo tồn biển trên toàn thế giới.

Hiện tại chỉ có 3,5% đại dương được dành cho bảo tồn và chỉ có 1,6% được bảo vệ hoàn toàn không cho phép khai thác.

Các nhóm nghiên cứu quốc tế đang hoạt động để tăng tỷ lệ này lên 10% đến năm 2020, trong khi các đại biểu tham dự Hội nghị Bảo tồn thiên nhiên thế giới năm 2016 đã thống nhất rằng đến năm 2030 có ít nhất 30% đại dương được bảo vệ.

Các nhà khoa học cho biết, các khu dự trữ sinh quyển và các khu bảo tồn biển (MPAs) có tác dụng:

– Bảo vệ bờ biển khỏi nước biển dâng, gió bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác.

– Giúp bù lại mức suy giảm năng suất sinh học của đại dương và nghề cá do biến đổi khí hậu gây ra.

– Tạo nơi trú ẩn cho các loài thủy sinh để chúng thích nghi với các điều kiện đang thay đổi.

– Có thể giúp chống lại sự axit hóa đại dương.

Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư Callum Roberts – Khoa Môi trường, Đại học York, cho biết: “Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các khu bảo tồn biển được quản lý tốt có thể bảo vệ các loài hoang dã và hỗ trợ hiệu quả cho nghề cá, nhưng chúng tôi muốn khám phá nội dung nghiên cứu này thông qua ống kính của biến đổi khí hậu để nhìn xem những lợi ích này có thể giúp cải thiện hoặc làm chậm các tác động của biến đổi khí hậu hay không. Điều khá rõ ràng là các khu bảo tồn có thể tạo ra cho hệ sinh thái đại dương và con người các lợi ích quan trọng về khả năng phục hồi khi có biến đổi khí hậu”.

Nghiên cứu công bố trước đây cho thấy rằng các khu bảo tồn biển có thể thúc đẩy khả năng phục hồi nhanh chóng của các loài bị khai thác và các sinh cảnh bị suy giảm khi bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái.

Những lợi ích này còn lớn hơn ở các khu bảo tồn đã được thành lập từ lâu, được quản lý tốt và được bảo vệ hoàn toàn khỏi các hoạt động như đánh bắt thủy sản, khai thác dầu mỏ và khoáng chất. Sự cô lập tương đối khỏi các hoạt động gây tổn hại của con người sẽ làm tăng thêm các lợi ích về bảo tồn.

Khả năng của các khu bảo tồn về việc tạo ra các lợi ích về giảm thiểu tác động do biến đổi khí hậu dường như phụ thuộc vào những đặc điểm này.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc bảo vệ đại dương nhiều hơn cũng sẽ giúp cải thiện triển vọng đối với sự phục hồi môi trường sau khi sự phát thải khí nhà kính được kiểm soát. Điều này càng giúp đẩy mạnh mục tiêu bảo vệ đại dương của Liên hợp quốc tăng từ 10% đến 30% diện tích độ phủ các khu bảo tồn biển, việc này sẽ đòi hỏi phải có nhiều khu bảo tồn biển quy mô lớn hơn vượt ra ngoài giới hạn của quyền tài phán quốc gia, các khu bảo tồn liên quốc gia.

Đồng tác giả Beth O’Leary thuộc Đại học York cho biết thêm “Chúng tôi nhận thức rõ rằng các khu bảo tồn biển có thể làm tăng mức độ phong phú của các loài thủy sinh và giúp giảm bớt tình trạng khan hiếm thực phẩm, nhưng đánh giá của chúng tôi cho thấy các khu bảo tồn là một chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu dễ thực hiện, có hiệu quả kinh tế và có thể mang lại nhiều lợi ích đồng thời từ quy mô địa phương đến toàn cầu, nâng cao triển vọng cho môi trường và con người trong tương lai”.

Ông Matt Rand, Giám đốc Dự án Di sản Đại dương Pew Bertarelli – Dự án hỗ trợ một phần cho nghiên cứu này, cũng nói thêm “Nghiên cứu này sẽ là minh chứng xác thực cho những người ra quyết định làm cho các khu bảo tồn biển được quản lý hiệu quả có thể tạo ra vô số lợi ích. Các khu bảo tồn biển là các khu bảo vệ môi trường.”

Source: Vũ Hậu, Tổng cục Thủy sản (theo sciencedaily)

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments