Cà Mau đặt mục tiêu 20.000 ha diện tích nuôi tôm sinh thái vào năm 2020

-

Theo ông Đặng Công Bửu, Công ty GIZ của Đức cho biết khu vực tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu mở rộng diện tích nuôi tôm sinh thái lên 20.000 ha vào năm 2020.

Tỉnh Cà Mau là nơi có diện tích nuôi tôm sinh thái lớn nhất cả nước. Tổng diện tích nuôi tôm sinh thái ở khu vực này đạt 14.629 ha năm 2014, sau khi Công ty Minh Phú đạt được các chứng nhận Naturland, BAP và Global GAP.

Công ty Camimex và Minh Phú dự định phát triển các vùng nuôi tôm đạt chứng nhận ASC và Chứng nhận sinh thái theo tiêu chuẩn Châu Âu (EU-Organic certifications), trong khi đó công ty Seanamico chỉ phấn đấu đạt chứng nhận ASC. Nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn (khoảng 60% diện tích nuôi thủy sản và 40% diện tích rừng) được thiết kế để bảo tồn đa dạng sinh học và sản xuất tôm thương phẩm có chất lượng cao.

“Tuy nhiên, vẫn có nhiều khó khăn trong nuôi tôm theo tiêu chuẩn sinh thái (organic standards). Ví dụ như, không có nhiều các công ty có thể cung cấp nguồn tôm bố mẹ theo tiêu chuẩn sinh thái ở khu vực ĐBSCL,” ông Bửu nói.

Ngoài ra, các chi phí để cải tạo ao đầm nuôi trong rừng ngập mặn cũng rất đáng kể. Việc tìm kiếm các nhà máy chế biến đạt chứng nhận sinh thái để chế biến tôm cũng rất khó khăn. Các nhà máy chế biến tôm tại Cà Mau cũng không có mối quan hệ tốt với các nhà nhập khẩu quốc tế để cung cấp nguồn tôm nguyên liệu có chất lượng rất tốt này ra thị trường.

Triệu Tuấn, trieu tuan blog
Source: Undercurrentnews

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments