Cá là gì và những điều thú vị về cá có thể bạn chưa biết

-

Cá là động vật có dây sống, hầu hết là biến nhiệt (máu lạnh) có mang, một số có phổi và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên 31.900 loài cá, điều này làm cho chúng trở thành nhóm đa dạng nhất trong số các động vật có dây sống.

Về mặt phân loại học, cá là một nhóm cận ngành mà quan hệ chính xác của nó còn gây tranh cãi nhiều; sự phân chia phổ biến là chia chúng thành cá không hàm (siêu lớp Agnatha với 108 loài, bao gồm các loài cá mút đá và cá mút đá myxin), cá sụn (lớp Chondrichthyes với 970 loài, bao gồm các loại cá mập và cá đuối), với lớp còn lại là cá xương (lớp Osteichthyes). Trong tiếng Việt, nhiều loài động vật sống dưới nước khác cũng gọi là “cá”, chẳng hạn (cá) mực hay cá voi, cá heo, cá nhà táng, cá sấu… nhưng thực ra, chúng không phải là cá thực thụ. Mực thuộc phân lớp Coleoidea, lớp Chân đầu (Cephalopoda) còn các loại cá sau lại là các động vật có vú (Mammalia), riêng cá sấu là một nhóm bò sát.

Phân biệt cá và các động vật khác như thế nào?

Theo Wikipedia và một số từ điển cho biết: cá là động vật sống ở dưới nước, là động vật máu lạnh (trừ cá ngừ và họ cá mập), thở bằng mang, có xương sống và dùng vây để vận động, bơi lội.

Cá lớn nhất và nhỏ nhất?

Cá lớn nhất là cá mập voi dài hơn 16 mét và cá nhỏ nhất là loài cá thuộc họ cá chép Cyprinidae có tên khoa học là Paedocypris progenetica sống ở vùng đầm lầy và các suối nước đen ở quần đảo Sumatra (Indonesia). Con cái trưởng thành có kích thước tối đa chỉ 10.3 mm, con đực nhỏ hơn chỉ khoảng 9.8 mm, kích cỡ thành thục của con cái chỉ 7.9 mm.

image

Loài cá nhỏ nhất thê giới Paedocypris progenetica

Bộ xương cá

Hầu hết cá có bộ xương cấu tạo từ xương, nhưng một số khác có bộ xương là sụn như cá mập, cá đuối.

Da cá

Hầu hết cá được bao phủ bởi lớp vảy, một số khác thì không có vảy. Vảy giúp bảo vệ cá. Các chất nhầy tiết ra từ các tuyến trên da giúp bảo vệ cá khỏi bị nhiểm trùng.

Di cư của cá

Nhiều loài cá có quá trình di cư trong vòng đời của chúng. Ví dụ như cá hồi di cư một quảng đường rất xa để sinh sản. Hoặc những loài cá khác di cư để đáp ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ hay sự phong phú của thức ăn.

Một đàn cá hay bầy cá

Nhiều con cá cùng loài, cùng kích thước tập trung lại với nhau cùng bơi về một hướng gọi là một đàn cá hay bầy cá. Cá có thể tập trung lại với nhau và bơi cùng với nhau mà không bị va chạm là nhờ vào cơ quan đường bên (lateral line) là các lổ nhỏ kết nối với các sợi thần kinh nằm dọc hai bên thân cá.

image

Một đàn cá (school of fish)

Cá có đánh nhau không?

Hành vi gây hấn hay đánh nhau thường diễn ra ở hai con cá cùng loài hoặc khác loài. Chúng thường đánh nhau vì dành “gái” trong mùa sinh sản hoặc tranh dành thức ăn hay tranh dành lãnh thổ. Cá có thể chiến đấu trực tiếp với nhau, hay vương vây phùng mang, hoặc thay đổi màu sắc trên cơ thể để đe dọa hay tấn công kẻ thù.

image

Hai con cá betta đánh nhau

Cá nghe được không?

Cá không có tai nhô ra ngoài nhưng có bộ phận kín nằm ở hai phía của đầu đằng sau mắt có thể phản ứng với sóng âm thanh trong nước.

Cá có ngửi được mùi không?

Cá có thể ngửi được mùi trong nước nhờ các thụ thể trong túi mù (blind sacs) được gọi là Nares nằm trên đầu. Nares cũng giống như mũi của chúng ta, nhưng cá không dùng chúng để thở. Khứu giác của cá phát triển rất tốt giúp chúng phát hiện ra mùi từ xa để tránh kẻ thù hay vùng nước bị ô nhiễm.

Cá có vị giác không?

Cá có vị giác rất phát triển dùng để xác định và phân biệt các loại thức ăn xem cái nào ăn được, cái nào không, cái nào ngon, cái nào không ngon. Cơ quan vị giác nằm trong và xung quanh miệng cá, hoặc nằm trên da và các vây ở một số loài cá. Râu ở những con cá như cá tra chẳng hạn dùng để định vị thức ăn.

Cơ quan cảm giác của cá?

Cá có một hàng lổ nhỏ nằm hai bên chạy dọc từ đầu đến đuôi gọi là cơ quan đường bên (lateral line). Các hàng lổ này kết nối với các dây thần kinh rất nhạy cảm với các rung động giúp cho cá di chuyển theo bầy đàn, tránh các chướng ngại vật, phát hiện và tránh kẻ thù.

Cá có khả năng phát điện

Một số loài cá có xương có thể phát ra một dòng điện yếu thông qua các cơ quan ở đầu. Khả năng này giúp cá định vị con mồi, tránh các chướng ngại vật trong môi trường nước đục và giúp cá di cư. Một số khác phát hiện ra dòng điện cực mạnh (có thể gây chết người) như lươn điện, cá đuối điện nhằm tự vệ và bắt mồi.

Cá bơi nhanh bao nhiêu?

Người ta tính toán rằng các loài cá bơi nhanh nhất (cá ngừ, cá cờ, cá kiếm, cá thu) bơi với tốc độ hơn 50 km/ giờ, nhưng cá cờ và cá thu có thể vượt qua 90 km/ giờ. Trung bình cá bơi với tốc độ 20 km/ giờ.

Cá có ngủ không?

Mọi động vật đều cần nghỉ ngơi và ngủ, mặc dù cách mà đa số cá ngủ khác hẳn với chính chúng ta. Cá không có mi mắt, vì vậy chúng ta rất khó nói là cá có đang ngủ hay không. Một số cá ngủ rất sâu, một loài cá mó ở rạn san hô Great Barrier Reef có thể bị bắt khi đang ngủ bỡi các tay lặn biển. Tuy nhiên đa số những loài cá khác khi ngủ chúng hoạt động chậm lại, lảng vảng hoặc bơi vòng quanh ở vùng nước giữa hoặc ở nước tầng mặt trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này có thể giải thích vì sao chúng ta có thể tới gần một con cá cờ đang đập vây mà không làm nó kinh sợ, và tại sao một số loài cá bơi nhanh như cá ngừ có thể được tìm thấy trong dạ dày của loài bơi chậm như cá mập hổ.

Cá có nhìn thấy màu sắc không?

Đây là câu hỏi gây nhiều tranh luận. Một số nghiên cứu kết luận rằng thực sự cá nhìn được màu sắc. Một số khác cho rằng chúng chỉ nhìn được màu trắng và đen. Có lẽ chúng nhìn “màu sắc” như một vết xám. Tuy nhiên người ta biết rằng các màu sắc khác nhau của mồi nhử có thể thu hút cá khác nhau. Một màu cụ thể có hiệu quả trong một ngày, sẽ không nhất thiết có hiệu quả trong ngày khác, điều kiện của ánh sáng … có ảnh hưởng đến màu nào có hiệu quả hơn trong khi câu cá.

Cá “nói chuyện” với nhau như thế nào?

Các giác quan đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp của cá. Giao tiếp thông qua hình ảnh là quan trọng đối với cá. Các chuyển động của cơ thể, các tư thế, màu sắc là các phương tiện hình ảnh giúp cá giao tiếp với nhau. Âm thanh cũng được cá sử dụng để liên lạc. Âm thanh tạo ra bằng cách nghiến răng, cong hoặc co cơ thể (quẩy hay đập nước) hoặc rung chuyển bóng hơi. Cá cũng giao tiếp bằng cách giải phóng các chất hóa học gọi là pheromone (kích thích tố).

Dịch vụ làm sạch cơ thể của cá

Một số loài cá nhiệt đới cung cấp “dịch vụ” làm sạch cho các loài cá khác. Chúng giúp loại bỏ ký sinh trùng trên da từ các loài cá khác, ví dụ như cá Wrasses, chúng thành lập các “trạm làm sạch” để giúp loại bỏ ký sinh trùng trên các loài cá khác. Một giao tiếp bằng hình ảnh biểu hiện trên cơ thể (như tạo dáng) để thông báo rằng người tôi đang bẩn, hãy giúp tôi làm sạch nó!

image

Chủ cơ sở làm đẹp, cá Wrasses (tất nhiên nó rất đẹp!)

Lầm tưởng về loài cá

Nhiều người lầm tưởng khi xếp cá voi hay cá heo vào họ cá, nhưng nó thực chất là động vật có vú (mammal). Chúng có máu nóng, nuôi con bằng sữa mẹ và thỏ bằng phổi trong không khí. Sứa và sao biển cũng không phải cá, nó là động vật thân mềm.

Một số điều thú vị khác về cá

– Người nghiên cứu về cá gọi là nhà ngư học.

– Có khoảng 28.000 loài cá khác nhau.

– Cá rô có thể rời một lỗ có nước khi lỗ này khô và lóc trên đất để tìm một lỗ có nước khác.

– Cá mập là loài cá duy nhất có thể chớp cả hai mắt.

– Cá vàng có mang được gọi là twit (người ngu đần)

– Bắt cá với tay trần là phạm luật ở Kansas.

– Đa số son môi có chứa vảy cá.

– Mực khổng lồ có mắt lớn nhất trên thế giới.

– Con cá vàng già nhất được biết sống tới 41 năm. Tên nó là Fred.

– Sao biển là động vật duy nhất có thể lộn ruột nó ra ngoài.

– Cá ngựa đực có thể có mang. Nó mang trứng trong túi bên dưới bụng.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: SeaWorld, KidZone, Wikipedia

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

1 COMMENT

  1. Trước giờ chỉ biết ăn cá, hôm nay mới biết cá là gì 🙂 Cảm ơn tác giả bài viết!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments