Cá cháy

-

Cá cháy (Hilsha fish) có tên khoa học là Tenualosa ilisha, thuộc họ Clupeidae, giống Tenualosa. Đây là loài cá nhiệt đới, chúng là loài cá phổ biến nhất đối với người Bengali và Oriyas, cá cháy được xem là quốc cá của Bangladesh.

Cá cháy phân bố ở nhiều vùng của khu vực Ấn Độ và Bangladesh, chẳng hạn như Tây Bengal, Odisha, Tripura, Assam và Nam Gujarat. Cá cháy cũng có thể được tìm thấy ở vùng Assam, Bengal, Oriya và ở Telugu khu vực nói tiếng Ấn Độ và ở tỉnh Sindh của Pakistan.

Mỗi năm một số lượng lớn loài cá này được đánh bắt ở đồng bằng sông Padma-Meghna-Jamuna, chảy vào vịnh Bengal. Cá cháy là loài cá di cư. Nó là loài cá biển, nhưng nó đẻ trứng ở các con sông lớn. Khi trứng nở ra cá con (được gọi là Jatka) sau đó lớn lên và chúng bơi trở lại biển. Khoảng thời gian này mất khoảng 6-7 tháng. Chúng thường bị bắt trước khi bơi trở ra biển. Cá cháy cũng được đánh bắt từ biển, tuy nhiên, những con bắt từ biển không được ngon như những con được đánh bắt từ sông.

image

Cá cháy sống ở hầu hết những con sông lớn ở Bangladesh, nhưng có nhiều ở Padma, Meghna, Jomuna, Brohmoputra và khu vực đất thấp ở miền nam Bangladesh. Vào mùa mưa, cá cháy xuất hiện nhiều hơn ở Padma, Meghna và Jomuna. Người dân ở Bangladesh rất thích cá cháy. Nó rất ngon và bổ dưỡng. Có một câu tục ngữ ‘Vat-e Mas-e Bangali’ (Người Bangladesh rất thích cơm và cá). Ngày Pohela Boishakh (ngày đầu tiên của năm ở vùng Bengal) được ăn mừng bằng cá cháy chiên ăn với cơm Panta. Những vị khách mới và được kính trọng được tiếp đãi bằng cá cháy. Cá cháy cũng đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế Bangladesh nhờ xuất khẩu loài cá này. Ngoài cung cấp cho thị trường nội địa, xuất khẩu cá cháy đóng góp khoảng 1% vào GDP. Cá cháy ở Bangladesh chiếm 60% sản lượng cá cháy toàn thế giới.

Vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, sản lượng cá chảy giảm vì nhiều nguyên nhân, như ảnh hưởng của đập thủy điện Farakka, các đập thủy lợi hay việc điều chỉnh lũ lụt, ô nhiễm nguồn nước, nạn bắt cá cháy con. Vì là cá quốc gia, chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ loài cá này. Ví dụ, vào những năm 2003-2004 chính phủ ra lệnh ngừng đánh bắt cá cháy con và cá cháy mẹ. Mít tinh, hội họp, cung cấp tờ rơi đã được chính phủ tiến hành để làm tăng sự nhận thức của nhân dân. Ngư dân và thương nhân đã được tuyên truyền, giáo dục để bảo vệ nguồn tài sản quí giá này của Bangladesh.

Vào năm 2007, một cuộc chiến cá cháy đã nổ ra giữa Bangladesh và Ấn Độ. Vì nhu cầu cá cháy rất cao ở Ấn Độ, thương nhân và ngư dân Bangladesh đã xuất khẩu phần lớn cá cháy sang Ấn Độ và kết quả là người Bangladesh bị tước mất quyền được thưởng thức cá cháy. Vào lúc đó cá cháy rất khó kiếm và rất đắt ở Bangladesh. Người dân và báo chí Bangladesh bắt đầu lên tiếng về tình trạng này và đến tháng 7 năm 2007, tổng thống Bangladesh lúc đó đã cấm xuất khẩu cá cháy sang Ấn Độ trong thời hạn 6 tháng. Mặc dù chính phủ không hoàn toàn ngăn cản được các thương nhân thiếu trung thực xuất cá cháy đến Ấn Độ bằng những cách phạm pháp, nhưng dần dần nguồn lợi cá cháy đã phục hồi trở lại ở Bangladesh. Ngược lại, người Ấn Độ cũng gây áp lực lên chính phủ của họ để giải quyết vấn đề này vì họ cũng rất thích món cá cháy nổi tiếng của Bangladesh.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

Previous article
Next article

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments