Bước đầu khảo sát quá trình phát sinh bệnh của virus đốm trắng trên tôm sú sử dụng mô hình gây nhiễm thực nghiệm chuẩn và phương pháp hóa mô miễn dịch

-

Bệnh đốm trắng (White Spot Disease) do virus gây hội chứng đốm trắng (White Spot Syndrome Virus  – WSSV) gây ra  trên tôm sú nuôi.

Đây là bệnh  truyền nhiễm nguy hiểm cho nhóm tôm he, bệnh có sức tàn phá rất lớn, làm tôm chết trong thời gian rất ngắn, gây chết 100 % trong khoảng thời gian từ 3 – 7 ngày (Leong, 2005) và có khả năng lây lan rất nhanh. Chính virus này đã làm suy giảm sản lượng tôm hằng năm trên thế giới, gây thiệt đáng kể đến nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hiện nay,  trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh đốm trắng và WSSV ở nhiều khía cạnh khác nhau như hình thái, cấu trúc, di truyền, các yếu tố nguy cơ xảy ra dịch bệnh, phát triển thuốc, vaccine… Trong khi đó các công trình nghiên cứu về quá trình phát sinh bệnh của WSSV lại rất hạn chế. Kết quả của nghiên cứu quá trình phát sinh bệnh ở các mức độ  tế bào, phân tử giúp chúng ta hiểu rõ hơn cơ chế tương tác quan trọng của các giai đoạn virus tiếp cận, xâm nhập, nhân bản, hình thành hạt virus bên trong và phát tán ra ngoài tế bào vật chủ.

Từ những kết quả quan trọng này giúp cho chúng ta tìm ra được các thời điểm hay giai đoạn mấu chốt của quá trình nơi mà chúng ta có thể phát triển các giải pháp can thiệp, ngăn chặn khác nhau (thuốc, vaccine, các yếu tố  lý hoá…). Đây cũng là hướng tiếp cận mới cho WSSV do trường đại học Ghent-Bỉ đề xuất, trong đó sử dụng mô hình gây nhiễm thực nghiệm chuẩn và các kỹ thuật nhuộm miễn dịch đặc hiệu sử dụng kháng thể đơn dòng kháng protein VP28 của WSSV để khảo sát quá trình phát sinh bệnh ở các mức độ cơ quan, mô, tế bào và phân tử. Với phương pháp này, cho phép chúng ta biết được về quá trình xâm nhiễm của WSSV theo thời gian, tiến trình, mức độ xâm nhiễm của virus ở các cơ quan đích khác nhau.

Việc nghiên cứu quá trình phát sinh bệnh của virus đốm trắng trên tôm sú là rất cần thiết, nó làm nền tảng cho các nghiên cứu chuyên sâu và các thí nghiệm đánh giá độ mẫn cảm của các dòng tôm đối với virus, hay tác dụng của các thuốc, chế phẩm, vaccine trên hệ miễn dịch của tôm đối với việc đề kháng lại virus, đồng thời nhằm phát triển các chiến lược kiểm soát WSSV và sự bùng nổ bệnh đốm trắng ở các mức độ khác nhau trên tôm sú (ở mức độ cá thể, quần thể, ao nuôi, khu nuôi, khu vực nuôi, vùng nuôi và quốc gia).

Tiến trình thí nghiệm được thực hiện như sau: tôm không mang các virus thông thường được gây nhiễm bằng cách tiêm vào phần cơ với liều thấp (10^1.5 SID50/ml) và liều cao (10^4.0 SID50/ml). Ở mỗi liều gây nhiễm, tiến hành thu mẫu theo từng thời điểm sau khi gây nhiễm. Sử dụng phƣơng pháp hóa mô miễn dịch để khảo sát các mẫu theo từng thời điểm nhằm khảo sát quá trình phát sinh bệnh của virus đốm trắng trên tôm sú.

Các kết quả thu được

Các biểu hiện lâm sàng của tôm thí nghiệm bị nhiễm bệnh: hoạt động bất thường, bỏ ăn, đỏ thân, xuất hiện đốm trắng, hấp hối và chết, được phát hiện vào thời điểm 36 giờ ở liều thấp và 24 giờ ở liều cao. Vị trí xâm nhập đầu tiên của virus đốm trắng trên tôm sú ở liều thấp xảy ra vào thời điểm 12 giờ sau khi gây nhiễm với tỷ lệ tôm bị nhiễm đốm trắng tại thời điểm này là 33,3 % và cơ quan xâm nhiễm đầu tiên của chúng là các tế bào của tim với cường độ nhiễm là (+).

Ở liều cao, các cơ quan phát hiện dương tính với virus đốm trắng vào thời điểm 12 giờ sau khi tiêm sau khi nhuộm bằng hóa mô miễn dịch. Tỷ lệ tôm bị nhiễm đốm trắng tại thời điểm này là 50 %. Và cơ quan xâm nhiễm đầu tiên của virus đốm trắng ở liều cao là các tế bào của tim, mô tạo máu, mang, tuyến anten và các tế bào của màng bao bên ngoài gan tụy với cường độ nhiễm thấp (+).

Ở thời điểm 36 giờ sau khi gây nhiễm và ở cả 2 liều gây nhiễm tất cả các cơ quan đều bị nhiễm virus đốm trắng.

Cường độ nhiễm virus đốm trắng trên các cơ quan khi gây nhiễm với liều cao và liều thấp có sự khác biệt trên các cơ quan lymphoid, mang, ruột trước, tuyến anten, dạ dày, biểu mô dƣới vỏ và mô liên kết của màng bao gan tụy.

Source: Phạm Minh Nhựt. 2006. Bước đầu khảo sát quá trình phát sinh bệnh (pathogenesis) của virus đốm trắng (White Spot Syndrome Virus – WSSV) trên tôm sú (Penaeus mondon) sử dụng mô hình gây nhiễm thực nghiệm chuẩn và phương pháp hóa mô miễn dịch (immunohistochemistry). Luận văn Kỹ sư, chuyên ngành CNSH, Trường ĐH. Nông Lâm, TP. HCM.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments