Bột đậu nành lên men với vi khuẩn Bacillus subtilis E20 tăng hàm lượng protein trong thức ăn tôm

-

Nghiên cứu này nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của bột đậu nành (soybean meal) sử dụng trong sản xuất thức ăn tôm (Litopenaeus vannamei) bằng cách lên men với vi khuẩn Bacillus subtilis E20.

Hàm lượng protein và B. subtilis E20 tăng lên đáng kể, cùng với độ ẩm ban đầu tăng từ 30% đến 50% trong quá trình lên men. So với bột đậu nành, hàm lượng protein của bột đậu nành lên men (fermented soybean meal) tăng 19%, kèm theo tăng 18.75% trong tổng số axit amin thủy phân. Thành phần và hàm lượng acid amin tự do trong bột đậu nành lên men cũng tăng lên 374,9% so với bột đậu nành.

Bột đậu nành lên men là một thay thế tốt cho bột cá (fish meal – FM) trong khẩu phần với 37% protein và 7% hàm lượng lipid. Mức thay thế tối đa của bột cá trong khẩu phần thức ăn tôm với bột đậu nành và bột đậu nành lên men lần lượt là 37,42% và 61,67%, dựa trên hiệu quả sử dụng thức ăn (feed eficiency). Vi khuẩn B. subtilis E20 cùng với bột đầu nành lên men có thể là một nguồn protein tiềm năng sử dụng như là một thay thế cho bột cá trong sản xuất thức ăn cho tôm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

– Độ ẩm ban đầu tăng cao là do trong quá trình lên men tĩnh, hàm lượng protein trong bột đậu nành lên men và vi khuẩn B. subtilis E20 tăng lên 50% so với ban đầu 30%.

– Bột đậu nành lên men là một nguồn protein có tiềm năng rất lớn trong sản xuất thức ăn thủy sản do có hàm lượng protein thô (crude protein), acid amin, acid amin tự do cao hơn so với bột đậu nành.

– Hơn nữa, mức độ thay thế cao hơn đã được ghi nhận khi sử dụng bột đậu nành lên men để thay thế bột cá trong khẩu phần ăn của tôm so với bột đậu nành, và do hàm lượng protein cao hơn trong bột đậu nành lên men dẫn đến việc sử dụng lượng bột đậu nành cũng ít hơn so với dùng bột đầu nành để thay thế bột cá.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Nguồn: Ya-Li Shiu, Saou-Lien Wong, Wang-Chen Guei, Yu-Ching Shin, Chun-Hung Liu. 2013. Increase in the plant protein ratio in the diet of white shrimp, Litopenaeus vannamei (Boone), using Bacillus subtilis E20-fermented soybean meal as a replacement. Aquaculture Research, 2013, 1–13.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments