Bổ sung Nucleotide giúp nâng cao sức sinh sản của tôm thẻ chân trắng

-

Trong nuôi tôm, vấn đề con giống giữ vai trò quan trong, quyết định rất lớn đến thành công của vụ nuôi.

Làm thế nào để nâng cao năng suất cũng như chất lượng tôm giống, luôn là vấn đề được các nhà sản xuất giống quan tâm. Nghiên cứu gần đầy cho thấy, bổ sung nucleotide sẽ giúp cải thiện chất lượng trứng trên tôm thẻ.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại Học Zabol- Iran. Thời gian thực hiện thí nghiệm là 30 ngày.

Chuẩn bị thí nghiệm

Chuẩn bị thức ăn

Nguyên liệu thức ăn: Các thành phần thức ăn và hàm lượng tương ứng lần lượt như sau: đạm thô = 550 g/kg; chất béo = 120 g/kg; tro = 130 g/kg; chất xơ = 40 g/kg; độ ẩm = 100 g/kg; năng lượng = 18.7 MJ/kg.

Thành phần nucleotide: Thành phần nucliotide bao gồm (i) Disodium uridine-5-monophosphate(UMP); (ii) Disodium cytidine-5-monophosphate(CMP); (iii) Disodium inosine-5-monophosphate(IMP); (iv) Disodium adenosine-5-monophosphate(AMP); (v) Disodium guanidine-5-monophosphate(GMP).

Thức ăn tươi sống: Thành phần thức ăn tươi sống bao gồm 40% mực, 20% rươi và 40% gan gà.

Hỗn hợp 5 loại nucleotide sẽ được phối trộn với các nguyên liệu thức ăn trong 30 phút. Sau đó ép thành viên với kích cỡ 3 mm, sấy khô hơn 50oC trong 24h. Cuối cùng, cho vào túi nhựa, trữ -20oC cho tới khi sử dụng.

image

Bố trí thí nghiệm

Tổng số tôm bố mẹ là 120 con được bố trí vào 12 bể (10 con/bể) theo tỉ lệ 1:5:1. Cá được cho ăn 4 lần/ngày (2 lần với thức ăn tươi sống, và 2 lần với thức ăn có bổ sung nucleotide). Thí nghiệm có 4 nghiệm thức với mức bổ sung nucleotide lần lượt là 0, 2, 4 , 6 g/kg.

Duy trì các thông số chất lượng nước như sau: nhiệt độ (27.8 ± 1.2oC); độ mặn (31.8 ± 3.1‰); DO (5.8 ± 0.4 mg/L); pH (7.9 ± 0.2); ánh sáng 10L:10D.

Chỉ tiêu và phương pháp phân tích

Tiến hành thu mẫu và phân tích trước khi thí nghiệm, ngày thứ 21 và ngày 30 của thí nghiệm. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: Chỉ số phát triển gan tụy – HPI, chỉ số phát triển buồng trứng – GSI theo Simpson (1951); hàm lượng acid béo theo Metcalfe và Schmitz (1961); chỉ tiêu huyết học theo Pars Azmoon Kit, Tehran, Iran.

Kết Quả

Tỉ lệ sống và tăng trưởng: Không có khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức.

Chỉ số sinh hóa: Chỉ số phát triển gan tụy, phát triển buồng trứng, hàm lượng acid béo không no ở buồng trứng, đặc biệt EPA ở nghiệm thức có bổ sung nucleotide đều cao hơn so với nhóm đối chứng.

Chỉ số huyết học: Tổng số tế bào máu, plasma glucose, tổng protein, tổng Canxi, tổng cholesterol, triglyceride và  HDL đều tăng lên ở nhóm có bổ sung nucleotide so với nhóm đối chứng.

Kết Luận

Bổ sung nucleotide sẽ giúp kích thích sự phát triển của buồng trứng ở tôm cái, gia tăng hàm lượng acid béo không no, giúp dự trữ tốt hơn nguồn dinh dưỡng. Đồng thời, sẽ giúp tôm cải thiện sức đề kháng, nâng cao chất lượng trứng được tạo ra.

Source: An Lê, TepBac

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments