Bổ sung bột bí ngô vào thức ăn thủy sản

-

Một nỗ lực tiên phong gần đây của các nhà khoa học Ấn Độ đã được thực hiện để chứng minh tác động của việc bổ sung chế độ ăn có chứa bột bí ngô để tăng cường sự sống, đáp ứng miễn dịch cá nhằm chống lại A. hydrophila.

Ứng dụng bột bí ngô làm nguyên liệu thức ăn

Hiện nay, bí ngô được sử dụng rộng rãi như một chất trị liệu và phụ gia thức ăn gia súc. Chúng có đặc tính tăng cường khả năng phát triển, cải thiện hệ thống miễn dịch, kháng khuẩn, kích thích sự thèm ăn và đặc tính chống stress.

Sản phẩm phụ của chúng chứa các hợp chất phenolic, polyphenolic, alkaloid, quinone, terpenoid, lectine và polypeptide, nhiều trong số đó là các chất thay thế hiệu quả đối với kháng sinh, hóa chất, vắc-xin và các hợp chất tổng hợp khác. Ngoài ra, bí ngô còn rất chất dinh dưỡng dùng cho thức ăn gia súc.

Bí ngô (Cucurbita mixta) từ lâu đã được sử dụng làm nguồn dinh dưỡng, hạt bí chứa nhiều axit béo thiết yếu như axit palmitic, oleic, linoleic và steric cũng như axit arginine và glutamic. Sự kết hợp của toàn bộ cây hoặc các bộ phận (lá, rễ hoặc hạt) cùng với các hợp chất khác trong thức ăn gia súc tăng đáng kể hiệu quả tăng trưởng, đáp ứng miễn dịch bẩm sinh, và sự đề kháng của bệnh ở cá và nhuyễn thể.

Tác dụng bột bí ngô trong thức ăn thủy sản

Tác động của thức ăn bổ sung bột bí ngô lên hiệu quả tăng trưởng, phản ứng miễn dịch và tính kháng bệnh trong cá rô phi chống lại Aeromonas hydrophila đã được thử nghiệm đánh giá bởi các nhà khoa học Ấn Độ.

Nghiên cứu trên Cá rô phi (Oreochromis mossambicus) được cho ăn thức ăn có bổ sung 2g/kg TĂ-1, 4 gam/kgTĂ-1 và 6 g/kg TĂ, thức ăn bột bí ngô trong thời gian 4 tuần. Các kết quả cho thấy chế độ ăn có bổ sung bột bí ngô ở 4g/kg và 6g/kg làm tăng tỷ lệ sống sót, tăng trọng (WG), tỷ lệ hiệu quả protein (PER) SGR), tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và hiệu quả sử dụng thức ăn (FE) đáng kể (P <0,05) so với đối chứng.

Thức ăn hỗn hợp được bổ sung bột bí ngô giúp tăng cường đáng kể hoạt tính bào mòn, hoạt động hô hấp, và hoạt động lysosome trong cá nhiễm bệnh ở mức 4g kg -1 và 6g / kg trong  2 – 4 tuần. Tỷ lệ chết tích lũy thấp hơn ở cá ăn 4g/kg và 6g/ kg (15% và 18%) so với 2/g kg (26%).

image

Tỷ lệ tăng trưởng của cá ở 4 nghiệm thức (Sự khác biệt đáng kể (P <0,05) được biểu thị bằng dấu hoa thị)

image

Hoạt tính kiển soát vi khuẩn A. hydrophila ở 4 nghiệm thức (Sự khác biệt đáng kể (P <0,05) được biểu thị bằng dấu hoa thị)

image

Hoạt tính Lysozyme của cá rô phi ở 4 nghiệm thức (Sự khác biệt đáng kể (P <0,05) từ sự kiểm soát được biểu thị bằng dấu hoa thị)

image

Tỷ lệ tử vong của cá rô phi ở 4 nghiệm thức (Sự khác biệt đáng kể (P <0,05) từ sự kiểm soát được biểu thị bằng đồ thị)

Kết luận

Trong nuôi trồng thuỷ sản, việc áp dụng y học cổ truyền là thuận lợi hơn để khắc phục những hạn chế trong hóa trị liệu truyền thống; Do đó việc sử dụng các chất bổ sung khoáng chất thiên nhiên hoặc thảo dược có các nguyên tắc hoạt động đa chức năng có thể là những lựa chọn lý tưởng.

Trong nghiên cứu này, một nỗ lực tiên phong đã được thực hiện để chứng minh tác động của việc bổ sung chế độ ăn có chứa bột bí ngô để tăng cường sự sống, đáp ứng miễn dịch cá nhằm chống lại A. hydrophila. là một hướng đi quan trọng trong quản lý nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là ở các trại nuôi thâm canh hoặc nuôi bán thâm canh, và hứa hẹn cho việc tăng sản lượng cá.

Source: Trị Thủy, TepBac. Theo ScienceDirect

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments