Bảng xếp hạng khả năng tồn tại của các quốc gia trên thế giới trước biến đổi khí hậu

-

Cách đây 2 năm, các nhà nghiên cứu tại Đại học Notre Dame đã công bố nghiên cứu về chỉ số “an toàn” của các quốc gia trên thế giới trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy được ảnh hưởng của đặc điểm lãnh thổ, địa lý, khoa học công nghệ,… của từng quốc gia tới khả năng sinh tồn trước những cơn giận dữ của Mẹ thiên nhiên không chỉ hiện tại mà còn trong tương lai.

Nhóm nghiên cứu cho biết các chỉ số về “khả năng sinh tồn” của mỗi quốc gia được đánh giá một cách toàn diện dựa trên các thông tin như tính dễ bị tổn thương lẫn khả năng sẵn sàng thích nghi của họ. Điển hình như cơ sở hạ tầng của nước đó đang trong tình trạng như thế nào, nguồn cung cấp thực phẩm có được đảm bảo không hay khả năng công nghệ của họ đang tới đâu? Ngoài ra nhóm còn tính tới khả năng bị thiên tai hoặc các biến động chính trị.

image

Kết quả cuối cùng là bảng xếp hạng các quốc gia có tỷ lệ sinh tồn hoặc diệt vong do biến đổi khí hậu theo thứ tự từ cao đến thấp. Từ dữ liệu này, mấy anh bên EcoExpert đã làm nên một tấm bản đồ, trong đó màu đỏ sậm là những nước có nguy cơ cao nhất trong khi màu xanh lá là những nước có khả năng sinh tồn dù trong tình huống biến đổi khí hậu. Bên dưới đây là tốp 5 quốc gia gần như sẽ tồn tại dù có biến đổi khí hậu: (1) Đan Mạch, (2) New Zealand, (3) Na Uy, (4) Singapore, (5) Anh Quốc.

Và tốp 5 quốc gia có tỷ lệ sinh tồn thấp nhất khi có biến đổi khí hậu: (1) Cộng hòa Trung Phi, (2) Chad, (3) Eritrea, (4) Burundi, (5) Sudan.

image

Theo dữ liệu trên, Việt Nam chúng ta xếp thứ 92/181 quốc gia được xếp hạng, nằm ở mức trung bình và đáng chú ý hơn, điểm số đã tăng khá nhiều từ năm 1995 đến 2015 và dự đoán sẽ tiếp tục tăng. Từ bản đồ cho thấy thì Việt Nam cùng với nhiều nước khác ở khu vực châu Á nằm trong vùng xanh, tức là thuộc nguy cơ trung bình khi có biến đổi khí hậu. Trong khi đó các quốc gia như Mỹ, Canada và một số nước châu Âu thì cao hơn một bậc, tuy nhiên vẫn thấp hơn Úc, Greenland cũng như các nước đứng tốp về sự an toàn. Ngược lại, các quốc gia nằm ở châu Phi, Tây Á và Nam Mỹ thì có chỉ số thấp hơn.

image

Các nhà nghiên cứu nhận cho rằng những nước giàu và phát triển nhất thường sẽ có chuẩn bị tốt hơn đối với biến đổi khí hậu, từ đó cũng có chỉ số “sinh tồn” cao hơn so vưới các nước có thu nhập thấp. Đáng chú ý hơn, nghiên cứu cho thấy những quốc gia có nhiều hành động gây ô nhiễm môi trường lại có xu hướng ít chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu hơn.

Dù vậy, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng những nước này chắc chắn vẫn sẽ chịu ảnh hưởng, thí dụ như có dự đoán cho rằng vào năm 2100 nước Mỹ sẽ hứng chịu một làn sóng những người tị nạn do thiên tai và suy thoái kinh tế gây áp lực không nhỏ. Về các nước nghèo và chịu ảnh hưởng nặng bởi biến đổi khí hậu, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng trong tình huống xấu nhất, các quốc gia sẽ sụp đổ hoặc không thể ở được. Nguyên nhân là do các nước chịu ảnh hưởng nặng nhất thường là đang phát triển, vị trí nằm ở vùng gần biển, vĩ độ thấp,…

Source: TinhTe, Tham khảo Ecoexpert, IndexGain, Seechange, IFS

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments