Bạch tuộc học được cách tận dụng rác thải ở đại dương để làm nhà

-

Một phân tích mới thú vị về các hình ảnh dưới nước cho thấy bạch tuộc đang trở nên linh hoạt hơn khi trực tiếp sử dụng chai lọ, lon bị bỏ đi và các loại rác khác của con người làm nơi trú ẩn và nơi đẻ trứng. Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá một cách có hệ thống và mô tả rõ đặc điểm sử dụng rác của bạch tuộc, nghiên cứu dựa trên việc phân tích hàng trăm bức ảnh dưới nước được đăng trên các nền tảng xã hội và cơ sở dữ liệu hình ảnh hoặc được thu thập bởi các nhà sinh vật biển lẫn các nhóm lặn.

Trong tự nhiên, kể ra ít có loài nào “bá đạo” như bạch tuộc, khả năng ẩn thân vi diệu của chúng có lẽ không còn quá xa lạ với những ai thích tìm hiểu về động vật. Loài thân siêu mềm này rất linh hoạt với khả năng thích ứng tuyệt vời mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng. Tuy vậy, sự thông minh của chúng trong trường hợp này lại khiến chúng ta – những người tạo ra quá nhiều rác để rồi thải vào môi trường – cảm thấy thật tội lỗi.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Pollution Bulletin đã ghi nhận có tới 24 loài bạch tuộc trú ẩn bên trong chai, lon thủy tinh và thậm chí cả một cục pin cũ. Chúng chôn mình dưới hỗn hợp các vỏ chai và vỏ sò, thậm chí vừa di chuyển vừa vác theo những vật dụng bằng nhựa bằng các xúc tu để che giấu bản thân khỏi những kẻ săn mồi.

Maira Proietti – người giám sát nghiên cứu thuộc Đại học Liên bang Rio Grande tại Brazil cho biết: “Những ghi chép dưới đáy biển cực kỳ thú vị, bởi vì ngay cả ở độ sâu lớn, những con vật này vẫn có tương tác với lớp rác” – Họ thấy rõ rằng có rất nhiều rác xung quanh và do đó, nó có thể hoạt động như một loại ngụy trang nhân tạo.

“Điều này cho thấy khả năng thích ứng cực kỳ cao của bạch tuộc. Chúng là loài động vật rất thông minh, và sẽ sử dụng những gì chúng có theo ý muốn riêng để trú ẩn hoặc di chuyển vòng quanh với sự bảo vệ”. Những con bạch tuộc dường như tỏ ra ưa thích những món đồ cứng cáp khó vỡ, cũng như những vật chứa tối màu hoặc mờ đục, và thói quen phổ biến nhất được ghi lại khi sử dụng “rác” là làm nơi trú ẩn.

Proietti cho biết, “Mặc dù những tương tác này trông có vẻ tích cực đối với động vật vì chúng thiếu nơi trú ẩn tự nhiên như vỏ sò, nhưng không phải là điều tốt khi nghĩ rằng động vật có thể sử dụng rác làm nơi trú ẩn vì vỏ sò đã biến mất.”

Cô cho biết thêm là việc trú ẩn hoặc đẻ trứng bên trong lốp xe, pin hoặc đồ vật bằng nhựa đã bỏ đi có thể khiến bạch tuộc bị ảnh hưởng bởi kim loại nặng, thậm chí là các hóa chất độc hại ảnh hưởng trực tiếp lên chúng.

Source: Tinh Te

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments