Bạch tuộc chăn (Tremoctopus): Loài bạch tuộc kỳ dị nhất hành tinh

-

Nhà sinh vật học Jacinta Shackleton tình cờ bắt gặp một con bạch tuộc chăn hiếm thấy trong lúc bơi trên rạn san hô Great Barrier ở đông bắc Australia.

“Lần đầu tiên nhìn thấy sinh vật, tôi nghĩ đó là một loài cá vây dài nào đó, nhưng khi đến gần, tôi nhận ra nó là một con bạch tuộc chăn. Tôi không kìm được sự phấn khích bởi đây chắc chắn là cuộc gặp gỡ chỉ có một lần trong đời”, Shackleton chia sẻ với tờ Bundaberg Now vào tuần trước.

tuộcbạch tuộc chăn,

Bạch tuộc chăn (Tremoctopus) là một trong những chi bạch tuộc kỳ dị nhất. Chúng có màng lớn liên kết các xúc tu, trông giống như một cái chăn biết di chuyển trong nước.

Tremoctopus khó bắt gặp trong tự nhiên vì chúng rất hiếm và sống chủ yếu ngoài đại dương sâu. Mẫu vật sống đầu tiên chỉ được nhìn thấy vào năm 2002 và là một con đực. Cá thể mà Shackleton bắt gặp tại vùng nước nông phía trên rạn san hô Great Barrier là một con cái.

Bạch tuộc chăn là một ví dụ điển hình về hiện tượng lưỡng hình giới tính. Trong khi con cái có thể dài tới 2 m và nặng 10 kg, con đực dài không quá 2,4 cm và nhẹ hơn gấp 10.000 – 40.000 lần. Đây là sự khác biệt lớn nhất về kích thước và trọng lượng giữa hai giới tính so với bất kỳ loài động vật nào.

Bạch tuộc đực rất hung hãn khi giao phối bởi chúng phải cạnh tranh với rất nhiều con đực khác. Để loại bỏ tình địch, chúng đánh nhau kịch liệt và thường nhắm tới việc rứt đứt cánh tay truyền tinh dịch của đối phương.

Mặc dù vậy, con đực chiến thắng cũng gần như chắc chắn sẽ chết, bởi trong quá trình ghép đôi, con cái khi nhận tinh thường thu luôn cả cơ quan giao phối của bạn tình.

Source: VnExpress

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments