Ảnh hưởng của sinh khối ban đầu lên năng suất cá da trơn và chất lượng nước trong hệ thống biofloc

-

Hệ thống sản xuất ứng dụng công nghệ biofloc (BFT – biofloc technology) đang ngày càng trở nên phổ biến, nó góp phần tăng năng suất nuôi tôm cá, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giảm giá thành sản xuất.

Trong hệ thống nuôi ngoài trời (outdoor) sử dụng công nghệ biofloc, một quần thể phức tạp của các sinh vật sống kết hợp với vật chất hữu cơ dược duy trì bằng hệ thống sụt khí liên tục. Ammonia bài tiết bởi tôm cá nuôi được sử dụng bởi phiêu sinh thực vật và vi khuẩn, góp phần làm giảm thiểu khí độc trong hệ thống nuôi. Kết quả nghiên cứu trước đó trên cá da trơn (Ictalurus punctatus) nuôi trong hệ thống biofloc cho thấy sản lượng cá thuần (net yield) tăng tuyến tính với sự tăng sinh khối ban đầu từ 0.4-1.4 kg/m3.

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá ảnh hưởng của sinh khối cá da trơn ban đầu đến năng suất thuần và chất lượng nước của hệ thống nuôi thí nghiệm được thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên. Cá da trơn thí nghiệm có trọng lượng trung bình là 217.0 g/con, và chiều dài 30.5 cm/con được bố trí trong 9 hệ thống bể có lót đáy bằng HDPE (18.6 m2, 15.5 m3), với mật độ cá thả là 1.4, 2.1, hoặc 2.8 kg/m3. Cá được cho ăn theo nhu cầu bằng thức ăn nổi có hàm lượng protein là 32%. Oxy hòa tan và nhiệt độ được đo liên tục sử dụng một cảm biến kết nối với máy tính để ghi dữ liệu. Biến động chất lượng nước (pH, TAN, NO2-N, NO3-N, SRP, tổng độ kiềm, các chất rắn lắng, tổng chất rắn lơ lửng, tổng chất rắn dễ bay hơi, và chlorophyll a) được ghi nhận hàng tuần. Mẫu nước cũng được phân tích các hợp chất tạo mùi, 2-methylisoborneol (MIB) và geosmin (là một hợp chất hữu cơ).

Kết quả cho thấy, tỉ lệ sống của cá rất cao và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức, tỉ lệ sống trung bình là 97.2%. Tương quan giữa năng suất thuần của cá da trơn và sinh khối ban đầu theo hình đường cong. Điều đó thể hiện ở năng suất thuần dao động từ 3.8 – 5.5 kg/m3. Trọng lượng trung bình của từng cá thể cá da trơn lúc thu hoạch ở các nghiệm thức giảm tuyến tính với sự tăng lên của sinh khối ban đầu. Nồng độ của MIB và geosmin ở hệ thống biofloc trong rất nhiều nghiên cứu không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức, kết quả tương tự trong thí nghiệm này. Nồng độ trung bình của MIB là 3 ng/L và của geosmin là 2 ng/L.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Nguồn: Bartholomew Green and Kevin K. Schrader. 2013. Effect of initial biomass on channel catfish yield and water quality in a biofloc technology production system. Aquaculture 2013 – Meeting Abstract.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

Previous article
Next article

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments