Ảnh hưởng của hàm lượng bột cá, dầu cá trong khẩu phần ăn lên tăng trưởng của tôm trong hệ thống biofloc không thay nước

-

Trong nghiên cứu, các tác giả đã đánh giá giới hạn của các acid amin thiết yếu và các acid béo không bão đa có thể ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng được nuôi trong hệ thống biofloc kín. Tôm được cho ăn thức ăn có hàm lượng bột cá, dầu cá khác nhau và được bổ sung bột đậu nành. Thành phần của khẩu phần ăn ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất tăng trưởng của tôm. Biofloc đã gó phần cho nguồn dinh dưỡng của tôm, nhưng hàm lượng bột cá và dầu cá cao đã nâng cao sức tăng trưởng và trọng lượng cuối cùng của tôm.

Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng flocs vi khuẩn có thể là một nguồn dinh dưỡng phong phú cho nuôi tôm dưới điều kiện không có trao đổi nước. Nhưng đóng góp các yếu tố nội sinh này vào hệ thống đến phạm vi nào thì cho phép làm giảm hàm lượng dinh dưỡng trong việc xây dựng công thức thức ăn.

Các tác giả đã thiết lập một nghiên cứu để đánh giá giới hạn các acid amin thiết yếu và các axit béo chuỗi dài không no có nhiều nối đôi (LC-PUFA) trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng, Litopenaeus vannamei, được nuôi trong hệ thống kín có bioflocs.

Nghiên cứu được tiến hành tại các cơ sở nuôi trồng thủy sản của viện de Ciencias do Mar (LABOMAR), nằm ​​ở phía đông bắc của Brazil. Nghiên cứu này được tài trợ bởi FINEP, bộ Khoa học và Công nghệ.

Thiết kế thí nghiệm

Tổng cộng có 48.1m3 bể ngoài trời được sử dụng trong nghiên cứu. Mười hai khẩu phần ăn với 12.0; 8.0; 4.0% hoặc không có bột cá kết hợp với 32.4; 37.7; 42.9 và 48,2% bột đậu nành, tương ứng, đã được thiết kế để chứa 2,0%, 1,0% hoặc không có dầu cá. Thức ăn đã được ép đùn và công thức thức ăn có chứa 30% protein thô, 8% chất béo (Bảng 1).

Bảng 1. Thành phần của thức ăn thí nghiệm

image

*Các thành phần khác bao gồm; 25,0% bột mì; 10,0% mật đường khô, protein đậu nành 5.0%; phosphate bicalcium 2.0%; 2.0% lecithin; 1.5% khoáng chất vitamin và 0.5% chất kết dính.

Hàm lượng bột cá giảm, và không qua thực nghiệm đã được thực hiện để bổ sung vào khẩu phần ăn với các axit amin tổng hợp hoặc để củng cố sự hấp dẫn của thức ăn. Bởi gì bột cá đã được thay thế bằng bột đâu nành cũng như dầu cá bị giảm, chất béo trong khẩu phần ăn được cân bằng bằng cách thêm dầu đậu nành.

Bốn bể thay thế loại khẩu phần cho ăn được thả 128 con tôm/m3, trọng lượng tôm thả ban đầu 3.04 ± 0.43g. Thời gian ương nuôi là 10 tuần, tôm được cho ăn 3 lần/ngày bằng tay, sáng 7:30 am; 11:00 am và 3:30 pm

Kết quả

Thể tích của biofloc gia tăng trung bình từ 8 mL/L trong tuần đầu tiên đến 54 mL/L trong tuần cuối cùng của thí nghiệm. Độ mặn, pH, nhiệt độ và ôxy hòa tan đạt 32 ± 0.03 g/L; 8.29 ± 0,31; 31.3 ± 104oC và 4.6 ± 0,01 mg/L, tương ứng.

TAN; Nitơ; N-NO2; N-NO3 và tổng độ kiềm đạt trung bình 0.58 ± 0.04 mg/L; 0.38 ± 0.03 mg/L; 2.31 ​​± 0.11 mg/L và 156 ± 2.6 mg CaCO3/L, tương ứng.

Bảng 2: Trọng lượng trung bình của tôm thẻ chân trắng đã cho ăn khâu phần ăn với hàm lượng bột cá và dầu cá khác nhau sau 10 tuần nuôi trong hệ thống kín. Trong trường hợp hàm lượng dầu cá và bột cá trong khẩu phần cho ăn thấp hơn thì trọng lượng trung bình của tôm cũng không có sự khác biệt.

image

Khi thu hoạch, tỷ lệ sống cuối cùng của tôm (74.8 ± 6.4%), hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) (2.01 ± 0.32), lượng thức ăn tiêu tốn (20.6 ± 0.2 g/con tôm) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05) giữa các nghiệm thức cho ăn khẩu phần ăn khác nhau.

Nói chung, trọng lượng thân của tôm và tốc đô tăng trưởng hàng tuần gia tăng khi hàm lượng bột cá tăng trong khẩu phần ăn. Đối với khẩu phần ăn có chứa 4% bột cá, trọng lượng tôm tăng dần khi hàm lượng dầu cá trong khẩu phần ăn đáp ứng được nhu cầu của tômđáp ứng với các mức chế độ ăn uống dầu cá. Tương tự, trong khẩu phần ăn không có hoặc có 8% bột cá, trọng lượng cuối của tôm cao hơn trong các nghiệm thức với 1 hoặc 2% dầu cá so với những nghiệm thức k có bổ sung dầu cá. Ở mức 12% bột cá, tăng trưởng của tôm chỉ được cải thiện khi 2% dầu cá đã được sử dụng trong khẩu phần ăn.

Mặc dù có sự hiện diện của bioflocs trong hệ thống nuôi, kết quả đã cho thấy các thành phần dinh dưỡng của thức ăn có ý nghĩa ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng nuôi trong điều kiện không trao đổi nước.

Quan điểm

Trong nghiên cứu này, flocs vi khuẩn cung cấp một vài hàm lượng dinh dưỡng đóng góp trong nuôi tôm. Nếu không, tôm sẽ không thể đạt được tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống với khẩu phần ăn không đầy đủ EAAs và LC-PUFA. Thêm vào đó, thức ăn trong thí nghiệm có hàm lượng protein thô tương đối thấp có liên quan đến mật độ thả nuôi.

Hàm lượng bột cá và dầu cá trong khẩu phân ăn cao hơn đã nâng cao tăng trưởng, trọng lượng cuối của tôm, thí nghiệm còn cho thấy khi hàm lượng EAA va Lc – PUFA cao hơn có thể được mong muốn trong hệ thống nuôi tôm thẻ chân trắng L. vannamei không có trao đổi nước.

Phó Văn Nghị, trieutuan.blog
Source: Nunes a. J. P., 2013. Dietary levels of fish-meal, fish oil affect shrimp growth in zero – exchange biofloc system. Global Aquaculture Avocado.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments