Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học và biofloc lên quần thể vi khuẩn Vibrio trong hệ thống nuôi tôm thẻ chân trắng

-

Những lợi ích của việc nuôi tôm thẻ chân trắng khi nuôi bằng công nghệ biofloc và nước sạch (CW) và ảnh hưởng của nó lên quần thể vi khuẩn Vibrio được đánh giá ở cả hai điều kiện thí nghiệm.

Tôm dùng trong thí nghiệm được nuôi trong hệ thống biofloc với mật độ 40 con/m2, không thay nước, sụt khí liên tục, tôm cho ăn thức ăn công nghiệp và có bổ sung mật đường để kiểm soát các chỉ tiêu môi trường cũng như tạo floc. Thí nghiệm bao gồm 280 con tôm có trọng lượng trung bình 4.8 ± 0.6 g/con. Các chỉ tiêu môi trường được đảm bảo trong điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Thí nghiệm được tiến hành trong vòng 45 ngày. Hàm lượng C:N được duy trì khoảng 20:1 bằng cách dùng mật đường ở nghiệm thức biofloc. Chế phẩm sinh học dùng trong thí nghiệm có tên Altai, Providencia, Santiago, Chile. Vi khuẩn vibrio được phân lập trên môi trường TCBS, sau đó được ly trích DNA, giải trình tự gen và tìm hiểu sự khác biệt giữa các nhóm vi khuẩn Vibrio dựa vào cây tiến hóa (phylogenetic tree). Tôm cũng được thu mẫu và phân tích mô học để tìm hiểu những tổn thương trên tôm ở hai nghiệm thức.

image

Phân tích cây tiến hóa cho thấy có một nhóm vi khuẩn vibrio mới được phát hiện ở nghiệm thức biofloc (nhóm có khoanh hình vuông)

Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng hàng ngày (DGR) ở nghiệm thức biofloc cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức nước sạch (CW) (P < 0.05). Tỷ lệ sống của tôm trong mỗi nghiệm thức gia tăng có ý nghĩa (p < 0.05) khi bổ sung chế phẩm sinh học vào trong thức ăn của tôm. Quần thể vi khuẩn Vibrio trong gan tụy tôm và trong nước không có sự khác biệt. Tuy nhiên, một nhóm thuộc các dòng vi khuẩn vibrio đặc trưng mới được phát hiện trong môi trường biofloc khi phân tích bằng cây tiến hóa. Kết quả phân tích mô học cho thấy không có sự tổn thương trên tôm ở nghiệm thức biofloc + chế phẩm sinh học, điều này cho thấy chế phẩm sinh học trong nghiệm thức biofloc có thể ngăn chặn sự phát triển của nhóm vi khuân rcow hộ như vibrio.

Probiotic effect of FLOC on Vibrios in the pacific white shrimp Litopenaeus Vannamei

The advantages of FLOC over clear water (CW) in rearing juvenile L. vannamei and its effects on Vibrio communities were evaluated. Survival rate in FLOC and clear water were recorded and a probiotic was tested under both conditions. Daily growth rate (DGR) was higher in FLOC (p < 0.05) than in CW. Survival in each system increased significantly when a probiotic was included in the diet (p < 0.05). The Vibrionaceae community from the hepatopancreas (HP) and the culture medium did not differ between the two culture media. Nevertheless, a novel group of Vibrio strains was found to be unique to FLOC. No high level of lesions was observed in shrimp tissues from the FLOC + probiotic treatment; it suggests that the probiotic contributed to homeostasis and prevented outbreak of opportunistic pathogenic species.

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0044848614000131

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments