Ảnh hưởng của chế độ ăn bổ sung lá bồ ngót chiết xuất lên hiệu suất tăng trưởng, tập tính ăn và chất lượng nước nuôi cá mú

-

Vật liệu có nguồn gốc từ thực vật được cho là một nguồn dinh dưỡng tiềm năng được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản. Mặc dù có nhiều nghiên cứu đánh giá những lợi ích của chất chiết xuất từ thực vật đã được thực hiện. Tuy nhiên ảnh hưởng của chế độ ăn bổ sung lá bồ ngót (Sauropus androgynus L. Merr.) chiết xuất lên tăng trưởng, tập tính ăn và chất lượng nước của cá mú (Epinephelus coioides) thì chưa được biết đến.

Trong nghiên cứu này, 25 con cá mú giống nặng 11,27 ± 2,53 g được nuôi trong bể 100L (60 x 50 x 35 cm) trong thời gian 70 ngày. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, nghiệm thức đối chứng không bổ sung lá bồ ngót chiết xuất, nghiệm thức 2 khẩu phần ăn được bổ sung 1% lá bồ ngót chiết xuất (SAA), nghiệm thức 3 bổ sung 2,5% lá bồ ngót chiết xuất vào thức ăn (SAB) và nghiệm thức 4 bổ sung 5% lá bồ ngót chiết xuất, hai lần mỗi ngày.

Kết quả phân tích thống kê cho thấy khẩu phần ăn có bổ sung lá bồ ngót chiết xuất có ảnh hưởng đáng kể lên tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Hiệu quả sử dụng thức ăn của cá cũng tăng đáng kể khi bổ sung 1% lá bồ ngót hiết xuất, khi bổ sung 1% lá bồ ngót chiết xuất làm cho FCR thấp hơn đáng kể. Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về tỷ lệ sống, các yếu tố điều kiện, chỉ số tế bào nội tạng, chỉ số tế bào gan.

image

Quan sát tập tính ăn cho thấy trong tất cả các nghiệm thức, cá tiêu thụ thức ăn sau khi thức ăn được cho vào bể nuôi và không có biểu hiện bất thường hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe trong thời gian thử nghiệm. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng việc sử dụng lá bồ ngót chiết xuất bổ sung vào khẩu phần ăn của cá có thể chấp nhận được và có thể kích thích sự bắt mồi của cá.

Như vậy theo nhận định của tác giả, việc bổ sung lá bồ ngót (Sauropus androgynus) ly trích trong khẩu phần ăn có thể được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản để kích thích tăng trưởng và cải thiện việc sử dụng thức ăn.

Effects of dietary Katuk leaf extract on growth performance, feeding behavior and water quality of gouper Epinephelus coioides

Plant-derived materials are believed as potential nutrient sources to be applied in aquaculture. Although many studies to assess the benefits of plant extracts have been conducted, however effects of dietary katuk (Sauropus androgynus L. Merr.) on growth performances, feeding behavior and water quality of grouper (Epinephelus coioides) are not well known. In this study, 25 grouper juveniles weighing 11.27 ± 2.53 g were reared into 100-L tank (60 x 50 x 35 cm) and cultivated for 70 days. The fish were divided into four groups in triplicate, and were offered diet without katuk extract (control), diet supplemented with 1% katuk extract (SAA); diet supplemented with 2.5% katuk extract (SAB) and diet supplemented with 5.0% katuk extract (SAC) twice daily. Statistical analyses showed that dietary katuk extract caused a significant (P < 0.05) increase in growth rate and feed intake. The efficiency of feed was also significant when fish offered diets supplemented with 1% of katuk extract which indicated by a lower feed conversion ratio. However, no statistical differences were observed on the survival rate, condition factor, viscerosomatic index and hepatosomatic index. Observation on feeding behavior found that all treated fish consumed compounded diet just after provided into their tank and there were no abnormal behavior or any healthy problems during experimental periods. It demonstrated that application of katuk extract in fish diets is acceptable and can stimulate the fish appetites. In conclusion, our studies indicated that dietary katuk (Sauropus androgynus) extract can be applied in aquaculture to stimulate the growth and improve feed utilization.

Phó Văn Nghị, trieutuan.blog
Source: Agus Putra A. S., U. Santoso, M. Chou-Lee, F. Hua-Nan, 2013. Effects of dietary Katuk leaf extract on growth performance, feeding behavior and water quality of gouper Epinephelus coioides. Acep
International Journal of Science and Technology, 2 (1)ISSN:2088-9860, pp.17-25

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments