Ảnh hưởng của catecholamine lên độc tính của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

-

Nghiên cứu nhằm xác định tác động của catecholamine với Vibrio parahaemelyticus tác nhân gây hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.

Catecholamine là những hoocmon tương tự nhau được sản xuất bởi tủy thượng thận, phần bên trong của tuyến thượng thận. Catecholamine gồm ba chất chính là dopamine, epinephrine (adrenaline) và norepinephrine.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) là một bệnh phổ biến trên tôm và gây thiệt hại đáng kể cho ngành tôm trên toàn thế giới. Năm 2013, các chủng Vibrio parahaemolyticus đặc hiệu đã được xác định là tác nhân gây hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.

Gần đây, các báo cáo về sự phát hiện của catecholamine đã là làm giảm tính độc hại của các vi khuẩn gây bệnh khác nhau, bao gồm Vibrio anguillarum, Vibrio campbellii Vibrio parahaemolyticus gây bệnh cho con người.

Trong một báo cáo mới đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của catecholamine đến tính độc hại của chủng V. parahaemolyticus gây ra bệnh AHPND phân lập từ sự bùng phát ở Việt Nam. Các nhà khoa học thấy rằng các catecholamines norepinephrine và dopamine (50 μM) làm tăng vận động của V. parahaemolyticus (P <0,05).

Hơn nữa, vận động do catecholamine gây ra có thể được trung hòa bởi chất đối kháng thụ thể catecholamine prokaryotic LED209. Catecholamine làm tăng đáng kể tính độc hại của V. parahaemolyticus lên tôm chân trắng (Penaeus vannamei) và LED209 là chất đối kháng vô hiệu hóa hiệu ứng này (P <0,05).

Qua nghiên cứu catecholamine với Vibrio parahaemelyticus các nhà khoa học cho biết LED209 đã làm tăng khả năng sống sót của tôm đối với V. parahaemolyticus sau khi được xử lý catecholamine, cho thấy các loại hợp chất này có thể làm giảm tổn thất do AHPND trong tôm.

Source: Lệ Thủy, TepBac. Theo ScienceDirect 

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments