Ảnh hưởng của cách xử lý nền đáy ao nuôi tôm lên sự thay đổi về các đặc tính lý học và mầm bệnh vi khuẩn trong đất đáy ao

-

Nhiều cách xử lý nền đáy ao nuôi tôm gồm cả lớp sình non hữu cơ được thực hiện để tìm hiểu sự thay đổi về pH, vật chất hữu cơ và hiệu quả diệt mầm bệnh vi khuẩn (VibrioPseudomonas).

Thí nghiệm này được chia làm 3 giai đọan (3 pha). Ở pha 1. Nền đáy ao nuôi tôm và lớp sình non được đặt vào trong các bể thí nghiệm, giữ trong 15 ngày với năm nghiệm thức xử lý và một nghiệm thức đối chứng. Các nghiệm thức bao gồm:

1. Phơi khô dưới nắng mặt trời và cày bừa
2. Phơi khô dưới nắng mặt trời và cày bừa với vôi
3. Phơi khô dưới nắng mặt trời và bón vôi
4. Phơi khô dưới nắng mặt trời và rải men vi sinh
5. Phơi khô dưới nắng mặt trời và cày bừa với men vi sinh
6. Nghiệm thức đối chứng chỉ phơi nắng.

Trong giai đọan này pH của tất cả đất được xử lý và đối chứng giảm đáng kể theo thời gian (P<0.05). Vật chất hữu cơ của các nghiệm thức xử lý và đối chứng tăng lên (P<0.05) từ 1.76±0.05% vào ngày 0 tới 4.33±0.06% vào ngày 15. Tổng vi khuẩn dị dưỡng (THB) giảm đi có ý nghĩa thống kê chỉ ở nghiệm thức đất phơi nắng và cày bừa với men vi sinh (NT5) (P<0.05). Các loài Vibrio hòan tòan bị loại trừ trong vòng 6 ngày ở tất cả các nghiệm thức còn lượng Pseudomonas giảm có nghĩa thống kê (P<0.05) theo thời gian ở mọi nghiệm thức.

Trong pha 2, nước từ ao nuôi tôm 3 tháng tuổi và sình non từ ao ương tôm đã thu hoạch được đưa vào các bể có chứa đất được xử lý ở giai đọan 1 và giữ trong 10 ngày để giả định là vụ 2 sau khi kết thúc pha 1. Để bắt đầu pha 3 nước được rút cạn và nền đáy ao được xử lý trở lại với các NT ở pha 1 trong 15 ngày. pH trong đất ở tất cả các NT giảm có ý nghĩa thống kê (P<0.05) ngoại trừ NT2 trong thời gian thí nghiệm. Tuy nhiên có sự gia tăng về vật chất hữu cơ (P<0.05) vào thời điểm kết thúc thí nghiệm của pha 3 (4.17±0.13% tới 4.64±0.04%). THB giảm ở tất cả các NT theo thời gian và không tìm thấy Vibrio trong bất kỳ bể thí nghiệm nào. Trong NT5 Pseudomonas đã không còn hiện diện từ ngày thứ 9 của thí nghiệm trong pha 3.

Tóm lại, phơi và cày bừa cùng với men vi sinh là phương pháp tốt nhất để loại trừ VibrioPseudomonas từ nền đáy ao nuôi tôm có sình non hữu cơ.

Người dịch:Ths.Nguyễn Thị Hồng Vân (nthvan@ctu.edu.vn), BM KTN Hải sản, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ.
Nguồn tin: Subuntith Nimrat a, Sunisa Suksawat, Pongsiri Maleeweach, Verapong Vuthiphandchai. 2008. Effect of different shrimp pond bottom soil treatments on the change of physical characteristics and pathogenic bacteria in pond bottom soil. Aquaculture 285 (2008) 123–129.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments