Ảnh hưởng của biofloc với nồng độ khác nhau lên sự tăng trưởng và hoạt động miễn dịch của tôm chân trắng

-

Hoạt động nuôi tôm sử dụng công nghệ biofloc (BFT) là một phương pháp khác để giải quyết các vấn đề do hiện tượng phú dưỡng ven biển bởi nước thải và truyền virus từ môi trường vào trong các ao nuôi ngoài trời.

Công nghệ bioflocs  thể hiện vai trò của mình như là nguồn thức ăn cho tôm vơi thành phần bao gồm nhiều loại vi khuẩn, vi tảo, protozoans, các hạt vật chất và vi sinh vật khác, và được đánh gí là giàu chất dinh dưỡng và các chất kích thích miễn dịch. Đặc biệt, các thành phần tế bào của vi khuẩn dị dưỡng chiếm ưu thế trong bioflocs được biết là chất trung gian của tiền chất pro-PO (prophenoloxidase) trong hệ thống miễn dịch của tôm. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của bioflocs trên hoạt động miễn dịch và tăng trưởng của tôm.

Thí nghiệm nuôi tôm được tiến hành từ 16 Tháng Tám – 15 tháng 9, 2012 trong phòng thí nghiệm với nhiệt độ từ 28-30 độ C. Tổng cộng 30 tôm Litopenaeus vannamei có trọng lượng trung bình BW = 2.49g được thả vào mỗi thùng nhựa chứa đầy nước nuôi (thể tích 150 L). Về nồng độ biofloc, bốn nghiệm thức với hàm lượng biofloc là (BF100%, BF75%, BF50%, BF25%) và một nghiệm thức đối chứng (BF0%) đã được chuẩn bị. Nước biofloc được cung cấp hàng ngày từ hệ thống sản xuất tôm siêu thâm canh trong nhà kính và tôm nuôi được cho ăn ba lần một ngày bằng thức ăn có hàm lượng protein thô (CP) là 35% trong khẩu phần thức ăn. Tất cả các nhóm thí nghiệm đều được tiến hành với ba lần lặp lại. Các thông số chất lượng nước được đo hàng ngày và chất dinh dưỡng nitơ, TSS, VSS, tổng số lượng vi khuẩn được xác định một lần mỗi tuần. Khi thu hoạch tôm, tỷ lệ sống và tỉ lệ tăng trưởng được xác định. Để kiểm tra hoạt động miễn dịch, sáu gen có liên quan đến hệ miễn dịch (PROPO, proPO2, PPAE, mas, SP1 và Ran) đã được nhân bản vô tính (tạo dòng, cloning) và mức độ biểu hiện mRNA của chúng được xác định bằng phương pháp real time RT PCR sử dụng đầu dò TaqMan.

Kết quả cho thấy, các thông số chất lượng nước có sự khác biệt đáng kể về độ mặn, pH, oxy hòa tan và nồng độ nitơ vô cơ giữa các nhóm thí nghiệm (p <0,05). Tỷ lệ sống không có sự khác biệt có ý nghĩa (p> 0,05) giữa các nhóm BF100, BF50, BF25 và BF0 (79% -89%), nhưng một sự khác biệt đáng kể ở nhóm BF75 (97%). Tốc độ tăng trưởng là khác nhau đáng kể giữa ba nhóm (BF100, BF75 và BF50), BF25 và BF0. Tốc độ tăng trưởng và tổng số lượng vi khuẩn trong nhóm BF100 là cao hơn so với tát cả những nhóm khác và cho thấy mối tương quan tích cực giữa hai yếu tố. Mức độ biểu hiện mRNA của sáu gen  liên quan đến hệ miễn dịch sẽ được thảo luận sau. Kết luận, bioflocs đã có tác động tích cực đến tăng trưởng và gia tăng sự biểu hiện mRNA của các gen liên quan đến hệ miễn dịch của tôm L. vannamei.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: In-Kwon Jang, Su-Kyoung Kim, Young-Rok Cho, Guo Qiao. 2013. Effect of biofloc with different concentration on growth and immune activity of Pacific white shrimp, Litopenaeus vannamei juvenile. Aquaculture 2013 – Meeting Abstract.  

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments