Ấn Độ muốn các nước giàu có phải bồi thường thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra

-

Bộ Môi trường Ấn Độ cho biết đang tìm cách đòi khoản bồi thường cho những thiệt hại do thảm hoạ khí hậu gây ra trong cuộc họp thượng đỉnh COP26 sắp đến. “Yêu cầu của chúng tôi là cần phải có một khoản bồi thường cho các chi phí phát sinh và khoản đó phải do các quốc gia phát triển gánh chịu.” – Rameshwar Prasad Gupta, công chức cấp cao cho biết. Đồng thời ông cũng cho biết rằng Ấn Độ đang đứng về phía các nước nghèo và đang phát triển về vấn đề này.

Ngày 31/10 sắp tới đây, các nhà lãnh đạo và các nhà ngoại giao từ khắp nơi trên thế giới sẽ tập trung tại Glasgow, Scotland, tham dự hội nghị thượng đỉnh diễn ra hàng năm. Đây được xem là một hội nghị thường niên để bàn luận với các vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường. Một cơ hội để các lãnh đạo và quan chức các nước bàn bạc về các giải pháp để ngăn những tác hại của biến đối khí hậu gây ra với thế giới.

Bồi thường thiệt hại cho các thảm hoạ khí hậu dự kiến sẽ là điểm mấu chốt chính mà Ấn Độ sẽ tập trung trong phiên đàm phán lần này. Ấn Độ cũng đã nêu ra với đặc phái viên khí hậu Mỹ – John Kerry. Các nước giàu có đã thải ra phần lớn lượng khí nhà kính, khiến Trái đất nóng lên đáng kể.

Thoả thuận khí hậu Paris năm 2015 đã đề cập đến việc giải quyết mất mát và thiệt hại, nhưng vấn đề trách nhiệm pháp lý và cách khắc phục vẫn chưa được giải đáp. Các cuộc thảo luận sớm nhất về vấn đề này là vào năm 2013 tại một hội nghị thượng đỉnh trước đó ở Warsaw. Nhưng khi đó, các chi tiết về cách thức mà các nước giàu chuyển tiền cho các quốc gia bị ảnh hưởng vẫn chưa được giải quyết.

Ý tưởng ban đầu là dựa vào những hoạt động sẽ tạo ra khí nhà kính, các quốc gia sẽ bồi thường thiệt hại về lâu dài cho những hoạt động đó. Ngược lại, các quốc gia chịu tác động của biến đổi khí hậu có thể đòi tiền bồi thường để phục hồi sau một cơn bão hoặc lũ lụt do hiện tượng này gây ra.

Tuy nhiên, không phải tất cả thảm hoạ đều do biến đổi khí hậu gây ra, và các nhà khoa học gần đây mới bắt đầu tính toán xem hiện tượng Trái đất nóng lên đã góp phần tạo ra thời tiết cực đoan như thế nào. Ngày nay, Ấn Độ là quốc gia phát thải thứ 3 trên thế giới, đồng thời cũng là một trong số 10 quốc gia phát thải nhiều nhất lịch sử. Vì thế, Ấn Độ có thể sẽ phải góp 4% cho quỹ bồi thường thiệt hại. Dù vậy, số tiền bồi thường mà họ nhận lại có thể còn lớn hơn rất nhiều. Do đó, “Nếu Ấn Độ muốn tham gia vào việc bồi thường, chúng tôi sẽ sẵn sàng” – Gupta cho biết.

Ấn Độ cũng là nền kinh tế duy nhất trong số 10 nền kinh tế lớn không đặt ra mục tiêu đưa mức phát thải ròng xuống 0. Trong khi nước láng giềng Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu giảm phát thải về 0 cho năm 2060, muộn hơn so với mục tiêu năm 2050 mà Mỹ, Anh và EU hướng đến. Đầu năm nay, ấn độ đã cân nhắc đặt mục tiêu phát thải, thế nhưng sau đó đã rút lui. Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ – Bhupender Yadav cho biết: “Không phải tất cả quốc gia đều cần công bố mục tiêu.

Source: Tinh Tế, Theo Bloomberg

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments