Các bồn lắng rút ra các chất rắn lơ lửng, nhưng hạn chế biofloc ở hệ thống nuôi tôm

-

Trong số nhiều ưu điểm khác nhau của việc vận hành hệ thống nuôi không thay nước là việc phát triển một cộng đồng vi khuẩn có thể sử dụng làm nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho tôm nuôi. Tuy nhiên, để đạt được số lượng biofloc đáng kể trong nước cần hệ thống sục khí cơ học mạnh và một nguồn cung cấp carbon liên tục để cân bằng tỉ lệ carbon : nitơ.

Để đạt được các điều kiện này khi vận hành khối lượng nước lớn có thể tốn nhiều chi phí, đặc biệt dưới ánh nắng mặt trời với một lượng sinh khối tôm cao. Sự sẵn có của biofloc tăng lên cũng có vẻ liên quan đến độ đục nước cao và các mức độ không mong muốn của tổng chất rắn lơ lửng (TSS) đã cho thấy làm giảm sự tăng trưởng tôm ở mức cao.

Một nghiên cứu được Bộ Khoa học và Công nghệ Brazil tài trợ đã triển khai trên tôm giống – thẻ chân trắng Litopenaeus van­namei trong hệ thống không thay nước để đánh giá xem việc rút tổng chất rắn lơ lửng (TSS) có thể cải thiện năng suất tôm mà cho phép biofloc phát triển hay không.

Hệ thống nuôi, thiết kế thực nghiệm

Phục vụ cho nghiên cứu, 30 bể tròn ngoài trời, mỗi bể thể tích 1m3 không che ánh nắng mặt trời, nhưng để giữ cho tôm khỏi nhảy ra, mỗi mặt bể có phủ lưới bao xung quanh. Một thiết bị nổi trên không làm bằng ống nhựa polyvinyl chloride (PVC) được lắp ở giữa mỗi bể nuôi cùng với 2 bộ sục khí đá bọt để cách đáy bể 15 cm.

15 bể có trang bị một bồn lắng được đặt kế bên mỗi bể. Làm bằng các xô thể tích 60-L dùng để lắng chất rắn, các bồn sử dụng không khí để chuyển động nước theo chiều thẳng đứng qua một ống đường kính 20-mm từ đáy bể về phía bồn. Các bồn lắng vận hành liên tục trong suốt giai đoạn nuôi và được làm sạch 2 lần / tuần để rút các chất lắng.

image

Mỗi bể thực nghiệm được trang bị kế bên một bồn lắng (các xô màu trắng) để lắng chất rắn.

Trong thực nghiệm này, một khẩu phần đơn từ máy đùn quy mô thí nghiệm gồm có 30% đạm thô và 7,9% chất béo được cho tất cả tôm ăn. Khẩu phần ăn gồm 40% bột đậu nành, 29,5% bột mì, 9% bột cá hồi, 7% mật đường sấy khô, 4% phụ phẩm gia cầm, 3% phụ phẩm từ chế biến cá, 2% đậu nành lecithin, 2% dầu cá, 1,5% bicalcium phos­phate, 1,5% premix khoáng – vitamin và 0,5% chất kết dính tổng hợp.

Trong suốt quá trình nuôi không tháo nước ra, nhưng lâu lâu được bổ sung nước mới để nâng mức nước bể bị tụt giảm do bốc hơi. Mật đường sấy khô được cho vào chỉ khi tổng số ammonia nitơ (TAN) tới mức 1,5mg/L hoặc trên đó. Nước được xử lý với sodium bicarbonate theo lượng 30g/m3 bất kỳ khi nào độ kiềm xuống dưới 100mg/L hoặc pH dưới 7.0.

Trong suốt vụ nuôi, TAN, tổng kiềm và TSS được đo mỗi 2 đến 3 tuần. Sinh khối biofloc được đo mỗi 2 đến 3 ngày ở mỗi bể bằng phễu lắng Imhoff. Độ mặn nước, pH, nhiệt độ và oxy hòa tan được đo hàng ngày.

Khoảng 4.500 con tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei trọng lượng mỗi con 1.97 ± 0.52 g được thả trong các bể với mật độ 150 con/m3 và cho ăn bằng cách rải tay trong suốt giai đoạn nuôi 10 tuần, thời gian cho ăn hàng ngày vào lúc 7:30 sáng, 11:00 trưa và 3:30 chiều.

Các kết quả

– Số đo trung bình của độ kiềm nước (156 ± 48 mg/L), nhiệt độ (30,4 ± 0.8° C), oxy hòa tan (5,8 ± 1,1 mg/L), pH (7,92 ± 1.91) và độ mặn (37 ± 9 g/L) đã cho thấy về thống kê không có khác nhau giữa các bể có và không có hệ thống bồn lắng (P > 0,05). Tuy nhiên, cả TSS và khối lượng biofloc về thống kê có khác nhau (P < 0,05) giữa các bể có và không có hệ thống bồn lắng.

– Ở các bể có trang bị bồn lắng, các mức TSS giảm qua suốt giai đoạn nuôi và duy trì dưới 342 ± 72 mg/L, tới mức tối thiểu 125 ± 27 mg/L. Ở các bể không có bồn lắng, TSS tăng dần lên từ mức tối thiểu 406 ± 199 mg/L sau khi thả tôm 2 tuần đến mức tối đa 783 ± 65 mg/L trước khi thu hoạch tôm 1 ngày.

– Việc vận hành các bồn lắng cũng đã hạn chế sự phát triển của biofloc, bởi các khối lượng gần về 0 ở tất cả các bể. Nguyên nhân có khả năng là do hàm lượng của ammonia nitơ cao hơn 0,62 ± 0,71 mg/L trong suốt giai đoạn nuôi ở các bể có trang bị bồn lắng, so với hàm lượng 0,23 ± 0,4 mg/L ở các bể không có bồn lắng.

– Tại lúc thu hoạch có các khác nhau đáng kể về năng suất tôm trong 2 hệ thống xử lý. Tỷ lệ sống của tôm cuối cùng (86,4 ± 5,75% so với 79,4 ± 8,5%), trọng lượng thân (14,49 ± 1,97 g so với 13,62 ± 1,89 g), mức tăng trọng hàng tuần (1,22 ± 0,11 g so với 1,14 ± 0,09 g), hệ số chuyển đổi thức ăn (1,63 ± 0,09 so với 1,90 ± 0,21) và sản lượng (1.877± 102 g/m3 so với 1.622 ± 164 g/m3) toàn bộ đều cao hơn đáng kể (P < 0,05) đối với các bể có vận hành các bồn lắng trong giai đoạn nuôi.

Các triển vọng

Số liệu từ nghiên cứu này đã chứng thực cho các phát hiện từ nghiên cứu khác cho thấy việc rút tổng chất rắn lơ lửng (TSS) có thể cải thiện đáng kể năng suất tôm trong các hệ thống không thay nước. Trong các điều kiện của nghiên cứu này, biofloc không có khả năng để phát triển khi hệ thống bồn lắng hoạt động, có vẻ như đã dẫn tới hàm lượng tổng ammonia nitơ (TAN) cao hơn ở trong nước.

Việc điều chỉnh chính xác hệ thống bồn lắng để chỉ rút ra một phần của tổng chất rắn lơ lửng thừa mà cho là có hại cho tôm thì có thể giảm bớt các tác động đến sự phát triển biofloc trong nước.

Tiến sĩ Alberto J. P. Nunes
Phòng kỹ thuật, Công ty A.T.C
Nguồn: Theo Advocate – Tạp chí cho thủy sản nuôi toàn cầu September – October 2012

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments