Công nghệ bioflocs trong nuôi tôm sú ở Úc

-

Theo TS. David Smith của Tổ chức SCIRO của Úc, Công nghệ bioflocs đã được nghiên cứu ứng dụng trong nuôi tôm sú công nghiệp thay nước ít ở Úc.

Nguyên lý cơ bản của công nghệ biofloc trong nuôi tôm sú công nghiệp ở Úc là thiết lập sự cân bằng ổn định của nhóm vi tảo (đặc biệt là tảo khuê – diatom-based floc) và cộng đồng vi khuẩn trong cột nước ao nuôi thông qua việc kiểm soát mật độ tảo và hàm lượng ammonia bằng việc bổ sung rỉ đường (molasses), sodium bicarbonate. Ngoài ra, hệ thống quạt nước hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần là yêu cầu nghiêm ngặt đối với hệ thống biofloc.

Việc thiết lập ổn định mật độ tảo khuê giai đoạn đầu trong ao nuôi cần chú ý điều chỉnh các yếu tố môi trường sau đây:
– Cần bón phân Urê để giữ hàm lượng ammonia > 1mg/L ở khoảng từ 3 tuần.
– Sau 3 tuần khi ammonia đạt đỉnh ổn định thì hàm lượng Silica phải đạt > 1mg/L.
– Phosphorus dạng hoạt hóa phải đạt > 0,1 mg/L.

Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ tảo khuê ổn định cao trong ao có tương quan ý nghĩa đối với việc tạo sinh khối biofloc (>0,1 mL/L). Mật độ tảo đạt ổn định thông thường sau 30 ngày kể từ ngày hàm lượng ammonia đạt ổn định cao (>0,9 mg/L).

Thí nghiệm được tiến hành trên 33 ao nuôi trong giai đoạn thực hiện dự án (2005-2010, ứng dụng biofloc chủ yếu từ 2007-2010) và trên các ao nuôi tôm sú thâm canh với mật độ thả là 35, 45, và 60 con/m2. Kết quả cho thấy sản lượng điển hình của ao nuôi tôm sú công nghiệp thả ở mật độ 45 con/m2 có floc ổn định luôn đạt từ 10-12 tấn/ha với hệ số thức ăn khi tôm đạt 30g là FCR= 1,3.

Source: TS. Nguyễn Duy Hòa, Theo contom.com.vn 

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments