Nuôi tôm Thái Lan bước vào giai đoạn hồi phục

-

Sự sụt giá tôm năm nay đã cho thấy những khác biệt đáng kể trong cách làm của nông dân tại các nước sản xuất tôm chính của châu Á để đối phó với hội chứng tôm chết sớm (EMS). Ở hoàn cảnh giá thấp, chỉ có những người nông dân tự tin dám chịu rủi ro trong sản xuất sẽ tiếp tục tạo ra sản lượng lớn.

Hai năm vừa qua sản lượng gia tăng rất lớn ở các khu vực nuôi tôm mới đã dẫn đến nguồn cung dư thừa và giá thấp, và rồi sản xuất giảm mạnh tại Thái Lan, trước đây vốn giữ vị trí số một về nuôi tôm trên toàn cầu.

Phát biểu với các nhà phân tích và các thành viên trong ngành ở châu Á, John Sackton, biên tập viên của trang trực tuyến Seafood.com về dịch vụ tin tức thủy sản cho biết, “Chúng tôi cảm nhận năm 2016 sẽ là một năm khá khác biệt đối với các thị trường tôm trên toàn cầu so với năm 2015. Đáng chú ý, sự phục hồi ở Thái Lan đã thực sự đạt được nhờ thực hành nuôi theo cách mới. Mặc dù Thái Lan sẽ không bao giờ quay trở lại mức sản lượng 500.000 đến 600.000 tấn hàng năm, nhưng sẽ đi đúng hướng là một trong những khu vực sản xuất tôm ổn định nhất và có lợi nhuận trong những năm tới.”

“Các nước đã và đang khôi phục sản xuất trong khi đối mặt với EMS sẽ tiếp tục là các nước sản xuất mới có hiệu quả, trong khi một số thất bại trong việc tái cơ cấu, hoặc đang tiến ra nuôi ở các khu vực mới mở trước khi dịch bệnh kéo tới sẽ nhận thấy khối lượng sản xuất chậm lại hoặc thất bại.”

“Một cuộc khảo sát gần đây ở Thái Lan bởi David Kawahigashi, một chuyên gia về nuôi tôm thẻPenaeus vannamei phụ trách huấn luyện cho nông dân nuôi tôm trên toàn khu vực Đông Nam Á, đã tiết lộ những thay đổi thực sự trong nuôi tôm ở Thái mà cho đến nay dường như chưa xảy ra bất cứ nơi nào khác.”

“Trong vài tháng qua, Kawahigashi nói, ‘Các trang trại trước đây bị tấn công nặng nề bởi EMS/APHNS và trải qua một thời gian nuôi tôm khó khăn về mặt kinh tế đang thu hoạch khối lượng lớn khoảng 30 – 40 tấn mỗi ha (mỗi vụ!) với tỷ lệ sống 80 – 90%. Nông dân dường như lấy lại được sự tự tin’.”

“Những trang trại đang tiến bộ hơn chính là những trang trại đã trải qua các thay đổi về mặt cơ cấu ao nuôi cũng như công việc quản lý nước. Ngày càng có nhiều trang trại đang nhanh chóng áp dụng các thay đổi này. Nông dân tin rằng họ phải duy trì một môi trường đáy ao lành mạnh vốn là nơi vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy APHNS tập trung nhiều nhất.”

“Một cố vấn ngành tôm cho biết, ‘bây giờ nông dân có thể giải thích loại bệnh này còn tốt hơn cả tôi có thể giải thích cho họ. Tôi rất vui và việc quản lý của họ phản ánh được sự hiểu biết mới này’.”

“Những người nông dân thành công đã thực hiện một số thay đổi cụ thể.”

“Đầu tiên, họ cẩn thận kiểm soát mức độ cho ăn. Sự tích tụ các chất thải từ thức ăn thừa của tôm là một trong những chỗ chứa vi khuẩn APHNS.”

“Thứ hai, họ đã gia tăng khả năng thay nước ao và giảm mật độ thả giống. Chất lượng nước là một yếu tố khác chứng minh tầm quan trọng trong việc kiểm soát bệnh.”

“Thứ ba, họ đang sử dụng ‘nhà vệ sinh cho tôm’. Đây là những hầm vệ sinh sâu được xây dựng ở giữa ao để thu gom và chứa chất thải lắng. Nước thải đầu ra chứa trầm tích từ các hầm chứa được chuyển qua một loạt các ao lắng tuần hoàn, một số trong đó nuôi cá rô phi, trước khi đưa nước trở lại vào ao tôm.”

“Kết quả thực sự là họ đã giảm lượng lớn vi khuẩn mang bệnh EMS/APHNS và nhờ thế dẫn đến tỷ lệ sống rất cao tới mức 80% đến 90%.”Kawahigashi cho biết các trang trại mà ông ghé thăm đã thu hoạch được cỡ tôm 30-35 gram (16-20/pound HLSO) trong 100 ngày nuôi.”

“Hầu hết các trang trại này đều vận hành một giai đoạn ương dưỡng 20-25 ngày trước khi chuyển sang nuôi tăng trưởng. Các trang trại không vận hành giai đoạn ương dưỡng sẽ thường thu hoạch cỡ tôm ±20 gram (31-35 HLSO) trong 100 ngày nuôi; hoặc nếu họ nuôi trong 70 ngày sẽ thu hoạch tôm cỡ 16-18 gram.”

“Những thay đổi về thực hành nuôi đã không lan truyền sang Việt Nam, Malaysia hay Trung Quốc là những quốc gia đang đối mặt với điều kiện môi trường hoàn toàn khác biệt, không kể đến Indonesia và Ấn Độ.”

Trên thị trường, hầu hết người tiêu dùng vẫn phản ứng với mức giá cao của một năm trước, và cần đợi một khoảng thời gian trước khi họ thay đổi hành vi. Tuy nhiên tiêu thụ đang thay đổi ở Mỹ như ít thấy dấu hiệu tăng hàng tồn, chương trình khuyến mãi tôm và doanh số bán lẻ đang tăng lên. Đồng thời nhu cầu đối với tôm nhập khẩu ở các nước như Trung Quốc vẫn còn mạnh.”

BioAqua.vn, Nguồn: Seafood.com (an online, subscription-based, fisheries news service). Editor and Publisher, John Sackton (phone 1-781-861-1441, email jsackton@seafood.com). Thailand Setting the Stage for Permanent and Profitable Shrimp Recovery. John Sackton. September 22, 2015.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments