Đại học Flinders tạo ra vật liệu loại bỏ thủy ngân trong nước và đất bằng vỏ cam quýt

-

Các nhà khoa học đến từ đại học Flinders, Úc đã phát hiện ra một phương pháp đơn giản để loại bỏ thủy ngân khỏi môi trường sống bằng việc sử dụng một loại vật liệu được làm từ vỏ cam quýt bỏ đi.

Như đã biết ô nhiễm thủy ngân xuất phát từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Thủy ngân được thải ra môi trường, xâm nhập vào sông ngòi, đại dương và kết quả là nhiều loài động vật ăn thịt mang hàm lượng thủy ngân cao và đặc biệt là những loài cá ăn được sống trong nguồn nước ô nhiễm thường chứa neurotoxin – một loại độc chất gây tổn thương hoặc phá hủy mô trong hệ thần kinh.

Việc loại bỏ thủy ngân từ quá trình xử lý quặng công nghiệp thường đòi hỏi những cỗ máy lớn, phức tạp với hiệu suất khó có thể đạt tối đa và đặc biệt là không phù hợp với môi trường thủy sinh. Giải pháp của đại học Flinders đơn giản hơn, họ tạo ra một chất có thể loại bỏ thủy ngân từ đất lẫn nước và nó được làm từ rác thải hữu cơ tái chế tái sử dụng. Do đó, phương thức này được cho là hiệu quả và bền bỉ hơn để có thể liên tục xử lý ô nhiễm thủy ngân trong môi trường.

image

Sulfur-limonene polysulphide được các nhà khoa học đổ khuôn thành khối gạch Lego.​

Chìa khóa của vật liệu mới là sulfur-limonene polysulphide – đây là một loại polymer được tạo ra từ sulfur (lưu huỳnh) vàlimonene – một chất chiết xuất từ vỏ dầu của cam quýt. Cả 2 thành phần này thường là sản phẩm phụ thải bỏ từ các nhà máy sản xuất dầu và trái cây với số lượng hàng chục triệu tấn mỗi năm.

Để khai thác các sản phẩm phụ này, nhóm nghiên cứu đã tìm cách tạo ra nhiều loại polymer chẳng hạn như sơn, nhựa và lớp phủ từ chúng, giảm thiểu việc phụ thuộc vào dầu lửa. Và dựa trên quy trình tái chế và kết hợp chất thải công nghiệp thành sản phẩm hay nguồn năng lượng hữu ích, họ đã dùng sulfur và limonene để tạo ra loại polymer mới nói trên.

Điều ngạc nhiên là vật liệu mà họ tạo ra dường như liên kết rất tốt với các kim loại nặng nhờ ái lực của kim loại. Bằng những hiểu biết của mình, nhóm nghiên cứu đã tìm cách liên kết thủy ngân với chất mới và chỉ trong một lần xử lý, 50% thủy ngân trong nước ô nhiễm đã được loại bỏ. Theo nhóm nghiên cứu, việc xử lý liên tục có thể giảm nồng độ thủy ngân xuống mức cho phép trong nước, có thể uống được.

Một ưu điểm đáng ngạc nhiên nữa khi sử dụng sulfur-limonene polysulphide để hấp thụ thủy ngân là vật liệu này tự thay đổi màu sắc khi nó tiếp xúc với thủy ngân. Điều này có nghĩa, vật liệu có đặc tính tạo màu (chromogenic) và có thể được dùng như một công thụ phát hiện ô nhiễm thủy ngân.

Hiện tại, đại học Flinders đang tìm cách thương mại hóa công nghệ này và họ hy vọng sử dụng vật liệu nói trên để lọc thủy ngân từ đất và nước ngầm cũng như có thể nghiên cứu ứng dụng nó trong các hệ thống lọc nước di động.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng muốn hợp tác với các tổ chức công nghiệp và môi trường để tạo ra vật liệu với số lượng lớn để sử dụng cho các dự án làm sạch ô nhiễm thủy ngân quy mô lớn hơn. Đồng thời, họ cũng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư để thành lập một công ty riêng.

Source: TinhTe.Vn, Theo: Đại học Flinders​

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments