Thông tin của GAA về bệnh EHP trên tôm

-

Theo Tiến sĩ George Chamberlain, Chủ tịch Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA), Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là loại bệnh mới nổi lên một nguy cơ lớn cho người nuôi tôm ở châu Á, dường như không tác động đến sản lượng tôm nuôi ở quy mô như hội chứng tôm chết sớm (EMS) đã gây ra.

Không giống như EMS, EHP gây ra bởi bào tử. Có nghĩa là dù bệnh lây lan nhanh chóng ở địa phương, sẽ dễ dàng hơn để kìm hãm bệnh trên quy mô toàn cầu, khả năng bệnh có thể lan sang Mỹ Latin không chắc xảy ra.

EHP dường như không lấy mất một phần mười khối lượng tôm theo như cách như EMS gây ra, vì EHP – bệnh do vi bào tử trùng microsporidia, gây ra do bào tử chứ không phải vi khuẩn hoặc virút – thường không gây chết, nhưng dẫn đến chậm phát triển nghiêm trọng ở tôm bị nhiễm bệnh nặng. Tác động của EHP – không nhìn thấy được chậm tăng trưởng cho đến khi tôm đạt cỡ 8-12 gram, chính là thời điểm tôm đủ lớn để bán. Chamberlain cho biết EHP sẽ khiến cho việc nuôi tôm lớn khó khăn hơn, vì vậy chúng ta có thể thấy một xu hướng xuất khẩu nhiều tôm nhỏ hơn ra khỏi châu Á.

EHP hiện nay đã xuất hiện tại Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Ấn Độ, và có thể ở Philippines và Indonesia. Bào tử EHP kháng với clorin, và nó có thể lây lan nhanh trong khu vực từ các trại giống cho đến các trang trại.

Chamberlain quan sát đầu tiên thấy EHP ở tôm Trung Quốc, nơi bị tấn công nặng nề nhất và lâu nhất. Người nuôi ghi nhận sai khác kích cỡ đáng kể. “Sai khác kích cỡ là bình thường … [nhưng khi] nhìn tôm của Trung Quốc, một sự khác biệt rất lớn từ 2 đến 20 gram”. Sai khác kích cỡ bình thường là từ 1 đến 3 gram.

EHP chưa lây lan sang châu Mỹ, và theo Chamberlain hy vọng rằng nó sẽ chỉ như vậy do bản chất của bệnh và các biện pháp an toàn sinh học được cải thiện.

EHP bị chết bởi nhiệt độ cao và đông lạnh, vì vậy để bệnh đi cùng với tôm thì chúng sẽ phải được vận chuyển sống. Tuy nhiên, ông Chamberlain lưu ý bệnh cũng có thể lây lan trên thức ăn sống, như giun biển được sử dụng trong sản xuất giống. “Giun sống thường được thu hoạch từ những vùng nuôi tôm, vì vậy có thể thấy ngay vấn đề lây nhiễm chéo”. “Một trong những thách thức lớn là việc thay đổi thực hành nuôi trồng và ngưng sử dụng giun sống.”

Source: BioAqua.Vn
Nguồn: Undercurrent News [eight free news reads every month]. Editor, Tom Seaman (undercurrent@undercurrentnews.com). Chamberlain: New shrimp disease unlikely to hit production on scale of EMS.  Ola Wietecha (ola.wietecha@undercurrentnews.com). November 9, 2015.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments