Tình hình nghiên cứu và biện pháp phòng bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

-

Ngày 15/08/2014 tại Hội nghị khoa học thủy sản lần V tại Trường Đại học Cần Thơ, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Đặng Thị Hoàng Oanh trình bày báo cáo đề dẫn về Hội chứng hoại tử gan tụy: Tình hình nghiên cứu và biện pháp phòng trị trong đó cung cấp các nghiên cứu của Khoa Thủy sản – Đại học cần Thơ về những nghiên cứu về môi trường, vi khuẩn, mô học và các thực nghiệm gây cảm nhiễm trên tôm thẻ chân trắng và tôm sú.

Bài tham luận cũng ghi nhận bệnh hoại tử gan tụy xuất hiện ở nước ta đầu tiên tại Sóc Trăng vào năm 2010 với các dấu hiệu tôm chết dưới đáy ao, tỷ lệ tôm chết đến 60% trong 3 – 5 ngày, biểu hiện bệnh lý khác với những bệnh khác như đốm trắng, đầu vàng, phân trắng,.. Và hiện nay đã lây lan ra hầu hết các vùng nuôi tôm thâm canh của nước ta.

Hội chứng hoại tử gan tụy xãy ra quanh năm trong các hệ thống nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, nhiều nhất là từ tháng 4 đến tháng 7, xuất hiện nhiều trong các ao nuôi có độ mặn cao, trong mùa khô và nhiệt độ cao. Kết quả khảo sát các thông số môi trường cho thấy chất lượng nước không phải là nguyên nhân chính. Không có sự khác biệt về môi trường giữa các ao có bệnh và các ao tôm bình thường, tuy nhiên ở các ao có pH, độ mặn thì tỷ lệ bùng phát dịch bệnh diễn ra cao hơn.

Trong môi trường nước các ao nuôi tôm được khảo sát cho thấy thường bị nhiễm các loại thuốc trừ sâu trong nước, đất tuy nhiên trong thí nghiệm xác định lại ảnh hưởng của các loại thuốc trừ sâu thì kết quả là các loại thuốc trừ sâu trong môi trường chỉ làm tăng tỷ lệ tôm bị bệnh hoại tử gan tụy, chứ bản thân thuốc trừ sâu không làm tôm bị hội chứng hoại tử gan tụy.

Hiện nay việc sử dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh EMS của thuốc kháng sinh không ổn định do sự lạm dụng thuốc và sự kháng thuốc của vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus.

Biện pháp phòng bệnh hoại tử gan tụy được khuyến cáo hiện nay là nên chọn lọc nguồn tôm bố mẹ, nguồn tôm bột, tăng cường quạt nước, giảm sốc và quản lý môi trường nước tốt. Bên cạnh nên thực hiện nuôi 2 giai đoạn, chăm sóc và quản lý đặt biệt trong tháng đầu sau đó chuyển sang ao nuôi mới hoặc nuôi ghép với các rô phi hay vận hành nuôi trong hệ thống Biofloc.

Source: Biển Lộc, TepBac.Com

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments