Nuôi tôm càng xanh thí nghiệm trong lồng ở hồ nước ngọt giàu dinh dưỡng với các mật độ khác nhau

-

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii, De Man, 1879) giống (0,4 g/con) được nuôi thí nghiệm trong lồng với kích thước lồng (dài x rộng x cao: 2,5 × 1 × 1 m) ở Laguna de Bay – hồ lớn nhất ở Philippines. Mật độ thả giống là: 15, 30, 60 và 90 con tôm/m2. Sau 5 tháng nuôi, kích cỡ trung bình của tôm khi thu hoạch dao động từ 14,3 g ở mật độ nuôi cao nhất, đến 26,3 g ở mật độ nuôi thấp nhất.

Kết quả cho thấy, kích cỡ trung bình khi thu hoạch, tốc độ tăng trưởng ngày và sự phân hóa kích cỡ tôm bị ảnh hưởng đáng kể bởi mật độ thả nuôi, với mật độ thả thấp nhất thì tăng trưởng cao hơn và tôm lớn hơn. Sự tăng trưởng không đồng nhất giữa các cá thể thể hiện khá rõ ở tất cả các nghiệm thức. Tỷ lệ tôm đực càng xanh không bị ảnh hưởng bởi nghiệm thức nhưng khối lượng trung bình cao hơn đáng kể ở các mật độ nuôi thấp hơn.

Cả hai tỷ lệ và khối lượng trung bình của tôm cái mang trứng cao hơn có ý nghĩa ở mật độ nuôi thấp nhất. Tỷ lệ sống cao nhất ở các mật độ nuôi thấp hơn (có giá trị lần lượt là 55,3%, 54,0%, 52,7% và 36,9% ở các mật độ 15, 30, 60 và 90 con tôm/m2). Hệ số thức ăn được cải thiện khi giảm mật độ nuôi, dao động từ 2,1 – 3. Như dự kiến, năng suất mỗi vụ tăng lên cùng với mật độ thả nuôi và dao động từ 450 – 1.089 g/m2/năm. Sản lượng tôm càng xanh thu được ở lồng nuôi tương đương hoặc thậm chí cao hơn so với nuôi trong ao, mật độ tôm nuôi trong nghiên cứu này thường cao hơn so với nuôi trong ao.

Kết quả cho thấy, nuôi tôm càng xanh trong lồng đặt trong hồ là một lựa chọn hiệu quả thay thế cho nuôi ao và có tiềm năng cải thiện sản lượng nuôi trồng thủy sản trong mô hình nuôi hồ.

Người dịch: Ks. Phan Hải Đăng (phdang@ctu.edu.vn), Bộ môn KTN Thủy sản nước ngọt, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nguồn: Maria Lourdes A Cuvin-Aralar1, Emiliano V Aralar1, Manuel Laron1, Westley Rosario2, 2007. Culture of Macrobrachium rosenbergii (De man, 1879) in experimental cages in a freshwater eutrophic lake at different stocking densities. Aquaculture research. DOI: 10.1111/j.1365-2109.2007.01667.x. Volume 38, Issue 3, pages 288–294, March 2007.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments