Phòng bệnh đốm trắng (WSSV) trên tôm sú bằng phương pháp cho ăn vacxin

-

Hội chứng virus đốm trắng xảy ra khắp nơi trên thế giới, là nguyên nhân gây tỉ lệ tôm chết cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nuôi tôm công nghiệp. Hiện tại, chưa có phương pháp nào chống lại virus này được phổ biến.

Thông thường, động vật không xương sống như tôm không có hệ thống đáp ứng miễn dịch như ở những loài động vật có xương sống. Tuy nhiên, thí nghiệm đã chỉ ra rằng những tôm sống sót sau khi bị nhiễm WSSV sẽ có tỉ lệ sống cao hơn khi tái cảm nhiễm. Chúng tôi nghiên cứu khả năng của vacxin cho tôm thông phương pháp cho ăn, vacxin này chứa protein vỏ của WSSV. Tôm sú (Penaeus monodon) được cho ăn thức ăn viên áo bên ngoài 1 lớp vi khuẩn không họat động biểu hiện 2 lọai protein vỏ của WSSV là VP19 và VP28.

Kết quả cho thấy, vacxin chứa VP28 cho thấy tỉ lệ chết của tôm thấp hơn có ý nghĩa khi so sánh với lô đối chứng (vi khuẩn chỉ chứa vector rổng) thông qua phương pháp ngâm (tỉ lệ sống 61%), trong khi đó vacxin chứa VP19 không thể hiện sự bảo vệ nào. Để xác định sự tấn công và thời gian bảo vệ của vacxin, thí nghiệm cảm nhiễm được thực hiện sau khi sử dụng vacxin 3, 7 và 21 ngày. Tỉ lệ sống cao hơn có ý nghĩa được quan sát sau khi tôm sử dụng vacxin 3, 7 ngày (64% và 77%), nhưng sự bảo vệ đã giảm sau 21 ngày (tỉ lệ sống 29%). Trái với những hiểu biết hiện tại, động vật không xương sống không có hệ thống đáp ứng miễn dịch nhưng kết quả này cho thấy đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và khả năng bảo vệ có thể tạo ra ở P. monodon.

Các thí nghiệm trên mở ra con đường mới phòng WSSV mang lợi ích cho công nghiệp nuôi tôm.

Người dịch: Ths. Bùi Thị Bích Hằng (btbhang@ctu.edu.vn), BM Bệnh thủy sản, Khoa Thủysản, Đại học Cần Thơ
Nguồn tin: Jeroen Witteveldt, Carolina C. Cifuentes, Just M. Vlak, and Marie¨lle C. W. van Hulten. Protection of Penaeus monodon against White Spot Syndrome Virus by Oral Vaccination. JOURNAL OF VIROLOGY, Feb. 2004, p. 2057–2061 Vol. 78, No. 4

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments