Nuôi cá mú (Epinephelus coioides) trong ao và hạch toán kinh kế với việc sử dụng ba loại thức ăn

-

Sự tăng trưởng của cá mú giống (Epinephelus coioides) được so sánh khi cho ăn với cá rô phi con tươi sống, cá tạp và thức ăn chế biến trong 5 tháng ở các ao nuôi thịt.

Để giảm tối thiểu hiện tượng ăn nhau, cá mú được phân cỡ thành các nhóm có kích thước nhỏ (trọng lượng thân (BW) =24.9±7.3 g), trung bình (45.8±5.7 g) và lớn (84.1±30.0 g).

Thí nghiệm được bố trí theo khối (nhóm kích cỡ) hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) và được nuôi trong chín ao đất 350 m2. Để có cá rô phi con tươi sống cung cấp cho thí nghiệm, cá rô phi bố mẹ được thả nuôi trong ao hai tháng trước khi thả cá mú với tỉ lệ 15 cá rô phi/cá mú. Cá mú được cho ăn bằng cá tạp có chiều dài và tổng sản lượng cuối cùng cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0.01) so với các nghiệm thức còn lại. Chất lượng cá tạp được tính từ hệ số thức ăn (FCR) là 1.0 (tính toán trên cơ sở thức ăn khô), cao hơn thức ăn chế biến (FCR=2.8) có ý nghĩa thống kê (p<0.01).

Khi sử dụng thức ăn cá tạp, 47% cá có trọng lượng thu hoạch >400 g và chỉ có 14% cá có trọng lượng <200 g. Chi phí thức ăn của cá mú giống chiếm 88-89% của tổng đầu tư cho tất cả nghiệm thức. Phân tích yếu tố tác động đến hiệu quả kinh tế cho thấy sự kết hợp của các yếu tố như là giá cá giống, thức ăn, năng suất, tỉ lệ sống và hệ số thức ăn sẽ mang lại thu nhập trên vốn đầu tư (ROI) cao hơn.

Khi xem xét chi chi phí và thu nhập, cho ăn cá tạp có lợi hơn vì nó mang lại lãi ròng là Php 361,623/hecta/năm (khoảng 111.864.400 triệu/ha/năm) với ROI là 155%, và thời gian hoàn vốn là 0.4 năm.

Kết quả chỉ rõ rằng những chỉ thị kinh tế này rất thuyết phục và hấp dẫn, vì thế nuôi cá mú trong ao đất sử dụng cá tạp làm thức ăn có thể phát triển theo hướng công nghiệp. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để hướng đến việc phát triển một loại thức ăn viên có giá thành rẻ phục vụ cho nuôi thịt cá mú.

Người dịch: Ts. Nguyễn Văn Hòa (nvhoa@ctu.edu.vn), Khoa Thuỷ Sản, Đại học Cần Thơ. Nguồn tin: I. Bombeo-Tuburan, E.B. Coniza, E.M. Rodriguez, R.F. Agbayani (2001). Culture and Economics of wild grouper (Epinephelus coioides) using three feed types in ponds. Aquaculture 2001, 229-240

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments