Phát hiện nhanh bệnh đốm trắng trên tôm tại chỗ bằng kỹ thuật nhân bản DNA đẳng nhiệt (LAMP)

-

Phát triển các kỹ thuật phát hiện nhanh tác nhân gây bệnh tại vùng nuôi được coi là giải pháp giúp kiểm soát hiệu quả hơn bệnh tôm.

Kỹ thuật nhân bản đẳng nhiệt (Loop-Medicated Isothermal Amplification-LAMP) là phương pháp nhân bản các chuỗi DNA/RNA do Tsugunori Notomi và các đồng nghiệp ở Nhật Bản sáng tạo ra vào năm 2000. Kỹ thuật này cho phép nhân bản DNA nhanh chóng và có độ chính xác cao nhưng không cần các chu trình biến nhiệt giống như phương pháp PCR, mà phản ứng chỉ cần diễn ra ở một nhiệt độ duy nhất. Đặc điểm của phương pháp này là sử dụng 4 cặp mồi khác nhau được thiết kế đặc biệt có thể nhận ra 6 vùng riêng biệt trên chuỗi DNA mục tiêu và một loại enzyme đặc biệt Bst DNA polymerase vừa có khả năng tách mạch đôi vừa tự tổng hợp. Phương pháp này cho ra sản phẩm DNA có cấu trúc vòng (stem-loop) do sự lặp lại nhiều lần của gene mục tiêu.

Hiện nay LAMP đang được sử dụng làm công cụ chẩn đoán các bệnh trên người, đặc biệt trong việc chuẩn đoán bệnh lâm sàng, giúp kiểm soát các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…ở các nước đang phát triển mà không đòi hỏi phải sử dụng các thiết bị hiện đại hoặc phải có kỹ thuật viên giỏi.

Các nhà khoa học của Trường ĐH Santo Tomas ở Philippines đã phát triển thành công bộ kit chẩn đoán tại chỗ virus gây bệnh đốm trắng (WSSV) dựa trên kỹ thuật nhân bản DNA đẳng nhiệt (LAMP) cho các trại nuôi tôm lớn ở Philippines. Bột kit này cho phép phát hiện nhanh tác nhân gây bệnh chỉ trong vòng 60 phút mà chỉ cần sử dụng một nhiệt độ duy nhất. Về cấu tạo, bộ kit gồm một khối cung cấp nhiệt được chế tạo bằng vật liệu có giá thành thấp nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả của phản ứng và rất dễ sử dụng bởi người nuôi tôm. Thời gian tách chiết DNA chỉ mất khoảng 20 phút. Người dân có thể quan sát trực tiếp kết quả trong ống phản ứng dưới đèn cực tím cầm tay.

Nhìn chung phương pháp này có nhiều ưu điểm như không đòi hỏi trang thiết bị mắc tiền nhưng cho độ chính xác cao, đơn giản, giá thành thấp và thời gian thực hiện ngắn. Các thử nghiệm gần đây ở Philippines cho thấy người nuôi tôm có thể dễ dàng sử dụng bộ kit này để phát hiện bệnh đốm trắng. Độ nhạy của phương pháp mới (87%) còn cao hơn so với phương pháp PCR truyền thống (25%).

Source: http://mekongshrimp.com; ThS. Trịnh Thị Trúc Ly, Bộ môn Khoa học Thủy sản, Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG TPHCM. Email: tttly@hcmiu.edu.vn

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments