Giàu đạm khoai lang thay thế cho bột cá trong sản xuất thức ăn thủy sản

-

Một trong những vấn đề mà ngành nuôi trồng thủy sản hiện nay đang phải đối mặt là chi phí thức ăn cho cá cao. Các nhà dinh dưỡng trên toàn thế giới đang liên tục tìm kiếm các nguồn đạm rẻ với tốc độ tăng trưởng cao dành cho cá.

Khoai lang (Ipomoea batatas) đã mang lại lợi ích cho con người và đồng thời cũng là nguồn thức ăn quan trọng cho ngành nuôi trồng thủy sản.

Để đánh giá tiềm năng của cây trồng, trường Cao đẳng Nông nghiệp Tarlac (TCA) đã đề xuất một dự án mang tên “Thương mại hóa công nghệ giàu đạm khoai lang làm thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản.” Dự án này được tài trợ bởi Chương trình Công nghệ Thương mại hóa của Cục nghiên cứu nông nghiệp Philippines. Dự án nhằm mục đích cung cấp bột cá cho các ao nuôi với giá cả phải chăng và chất lượng cao, đặc biệt cho các loài cá măng sữa, cua và tôm.

Dựa trên nghiên cứu TCA được thực hiện, khoai lang giàu đạm được lên men (PESP) đã mở đường cho việc sản xuất bột cá có giá rẻ nhưng có giá trị cao. Việc sử dụng quá trình lên men vi sinh để sản xuất thức ăn giàu đạm ngày càng trở nên quan trọng để quản lý chi phí. Theo báo cáo của TCA, hàm lượng đạm của khoai lang sau khi men tăng gấp 17 lần.

Khoai lang cắt miếng được nghiền và lên men theo đúng quy trình tiêu chuẩn. Sau khi lên men được 2 tuần, khoai được phơi khô để loại bỏ các chất chuyển hóa có mùi. Sau khi sấy khô, loại khoai lang này có thể được sử dụng trong hai năm mà không cần thêm chất chống oxy hóa. Dự án đã sản xuất khoảng 16,8 tấn PESP để cung cấp cho việc giới thiệu công nghệ nuôi cá măng sữa, cá rô phi, cua và tôm. Dự án đã nhận được sự hợp tác của rất nhiều nhà khai thác ao nuôi.

PESP được coi là một bước đột phá trong ngành bột cá. Công nghệ này được bảo vệ bản quyền trong 50 năm. TCA sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi để sản xuất hàng loạt và đưa vào thị trường sản phẩm này để phục vụ cho các nhà khai thác ao cá ở nhiều tỉnh tại Philippines. Dự án cũng hy vọng sẽ nhận được vốn góp của các nhà đầu tư.

Tiến sĩ Agsaoay cho biết chi phí sản xuất rất hợp lý và có thể được sản xuất hàng loạt thông qua thỏa thuận chuyển giao công nghệ. Chi phí để sản xuất PESP là 12,25 peso/kg (6,84 USD/kg).

Source: Thu Trang, VASEP, Theo Business Mirror

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments