Những thách thức về môi trường đang làm gia tăng những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ ăn dựa vào thực vật trong nuôi trồng thủy sản

-

Chế độ ăn trong nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phụ thuộc vào nguồn gốc thực vật. Ngoài ra, ngành này đang phải đối mặt với những thay đổi tiêu cực của môi trường. Những phát hiện gần đây trong cá hồi cho thấy sự kết hợp hai thách thức trên tạo ra những vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm.

Peyman Mosberian Tanha, khoa khoa học chăn nuôi và thủy sản thuộc Đại học Khoa học đời sống NaUy gần đây đã bảo vệ luận án tiến sỹ về đề tài: “Hiệu ứng tương tác của những thách thức từ chế độ ăn uống và môi trường lên chức năng tiêu hóa và cân bằng nội môi đường ruột ở cá hồi vân”

Trong luận án của mình, Mosberian Tanha đã khám phá ra những hiểu biết mới về cách thức tương tác giữa chế độ ăn uống và môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột và chức năng tiêu hóa của cá, gây ra sự mất cân bằng và làm giảm khả năng kháng bệnh của cá.

Sự kết hợp giữa chế độ ăn uống và môi trường không tối ưu

Từ năm 1980, ngành nuôi trồng thủy sản đã trải qua một hời kỳ có tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm lên tới 8,8%.

Theo truyền thống, bột cá và dầu cá là nguồn thức ăn chính. Tuy nhiên do sự phát triển nóng của ngành này, những thành phần này trong thức ăn nuôi trồng thủy sản đang trở nên hạn chế. Nuôi trồng thủy sản với nguồn thức ăn chỉ dựa vào bột cá và dầu cá là không bền vững. Vì vậy, một sự chuyển hướng tới một chế độ ăn dựa nhiều hơn vào thức vật đã từng bước được hiện thực hóa.

Việc đưa các thành phần thực vật vào thức ăn cho thủy sản có chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển, hấp thụ dinh dưỡng của cá đang là một thách thức gây tranh cãi rộng rãi. Song song với đó, sự nóng lên toàn cầu cũng là một thách thức vô cùng lớn.

Trong luận án tiến sỹ của mình, Mosberian Tanha đã kết hợp hai thách thức về sự thay đổi chế độ ăn và sự biến đổi môi trường trong hệ thống nuôi cá hồi nước ngọt để nghiên cứu những tác động lên hiệu suất và sức khỏe của cá.

“Xét một cách riêng lẻ, thách thức từ chế độ ăn dựa vào thực vật và một môi trường chưa tối ưu có thể không phải là một vấn đề. Tuy nhiên, kết hợp lại, tôi nhận thấy rằng những thay đổi về môi trường liên quan đến sự thay đổi các thông số của chất lượng nước có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sức khỏe và hiệu quả tăng trưởng của cá,” Peyman Mosberian Tanha cho biết.

Làm suy yếu “tuyến phòng thủ đầu tiên” và suy giảm chức năng tiêu hóa

Nghiên cứu của Mosberian Tanha hướng tới tìm hiểu xem làm thế nào chế độ ăn uống và các yếu tố môi trường tương tác với niêm mạc đường tiêu hóa và làm thế nào các tương tác này có thể gây hại cho niêm mạc ruột.

“Niêm mạc phát triển một chức năng bảo vệ, giúp ngăn chặn sự xâm nhập cả các vi sinh vật và các chất gây hại. Chức năng này có một vai trò vô cùng quan trong trong việc duy trì sự cân bằng nội mô đường ruột. Bất kỳ thách thức đối nào với hàng rào niêm mạc vượt quá sức chịu đựng của nó đều ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng và sự toàn vẹn của tuyến phòng thủ đầu tiên, kết quả là sự xáo trộn sự ổn định đường ruột,” Mosberian Tanha cho biết.

Mosberian Tanha khám phá ra rằng, một chế độ ăn uống dựa vào thực vật làm giảm khả năng tiêu hóa chất béo và tinh bột. Khi cá sống trong một môi trường không tối ưu, khả năng tiêu hóa chất béo và tinh bột còn suy giảm hơn nữa.

Ông cũng phát hiện ra rằng chế độ ăn dựa vào thực vật cũng tăng nguy cơ dẫn tới viêm ruột sau của cá, nhưng mức độ viêm ruột không tăng thêm ở một môi trường chưa tối ưu. Cá được tiếp xúc với những thách thức môi trường như nhau, nhưng được cho ăn một chế độ ăn tối ưu hơn, thì sẽ không cho thấy bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng và sức khỏe đường ruột.

“Điều nảy chứng tỏ rằng có một mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và khả năng để cá tiêu hóa nó dưới những thách thức của môi trường,” Mosberian Tanha nói.

Chế độ ăn uống tối ưu để giảm Stress

Nghiên cứu của Mosberian Tanha được thực hiện trong sự hợp tác với Đại học Wageningen, Hà Lan. Ông đã đoán trước sự cần thiết cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc hơn nữa về vấn đề này.

“Các loài cá khách nhau sẽ có những phản ứng khác nhau với các thách thức. Do đó, điều quan trọng là cần nghiên cứu để đạt được nhiều hơn nữa những kiến thức về chức năng bảo vệ và sự toàn vẹn của niêm mạc trong các loài cá khác nhau; và sự tác động lẫn nhau giữa chế độ ăn và cách thách thức môi trường có thể ảnh hưởng như thế nào đến tính toàn vẹn của màng niêm mạc và sự cân bằng nội môi đường ruột,” Mosberian Tanha cho biết.

Những phát hiện của Mosberian Tanha có ý nghĩa lớn trong việc cản thiện hiệu suất và sức khỏe của cá trong một môi trường chưa tối ưu bằng cách tinh chỉnh chế độ ăn uống tối ưu để đối phó với những thách thức từ cả hai yếu tố này.

Source: Hồng Cẩm (Lược dịch), TepBac.Com. Theo The fish site

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments