Ngăn ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) và kiểm soát chất lượng nước tốt hơn bằng nhóm vi khuẩn màu tía không sinh lưu huỳnh (PNSB)

-

Ngăn ngừa bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm và kiểm soát chất lượng nước tốt hơn bằng nhóm vi khuẩn màu tía không sinh lưu huỳnh (PNSB).

Nghiên cứu với sự tham gia của các nhà khoa học Thái Lan và Nhật Bản được thực hiện tại trường đại học Songkla (Thái Lan). Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của PNSB trong việc ngăn ngừa AHPND, cải thiện chất lượng nước, kích thích tăng trưởng và tăng tỉ lệ sống. PNSB bao gồm vi khuẩn Rhodobacter sphaeroides (SS15, S3W10, TKW17) và Afifella marina (STW181).

Đối với thí nghiệm cải thiện chất lượng nước, thí nghiệm có 3 nghiệm thức: T1(S3W10 + SS15), T2 (S3W10 + TKW17), T3 (S3W10 + STW181). Tỉ lệ phối trộn giữa các chủng vi khuẩn là 1:1(1 x 10^8 CFU/ml. Sau 8 tuần, nghiệm thức T1 và T3 có nồng độ NH4+ giảm đi rõ rệt, đồng thời cũng kích thích tăng trưởng trên tôm.

Trong thí nghiệm gây cảm nhiễm với Vibrio paraheamolyticus, thí nghiệm tiến hành trên 3 chủng vi khuẩn SS15, S3W10, STW181, với tỉ lệ phối trộn là 1:1:1(1x 10^8 CFU/ml). Tôm giống sẽ được tiêm hỗn hợp này trong 3 tuần đầu, sau đó ấu trùng tôm sẽ được tiêm Vibrio paraheamolyticus ( SR2, 1×10^5 CFU/ml) vào ngày thứ 15. Sau 30 ngày, nghiệm thức được tiêm PNSB có tỉ lệ tăng trưởng cao hơn so với nghiệm thức không tiêm, nồng độ NH4+, NO2-, NO3- đã giảm đi đáng kể đồng thời gia tăng nồng độ oxy hòa tan. Quan trọng hơn, sự hiện diện của PNSB trong đường ruột tôm đã giúp tăng tỉ lệ sống của tôm nhiễm bệnh lên 11%. Thí nghiệm này cho thấy mối liên hệ chặt chẽ về số lượng PNSB và tỉ lệ sống của tôm, nhưng không thể hiện rõ mối liên hệ giữa số lượng Vibrio và tỉ lệ sống của tôm.

Tóm lại, hỗn hợp các chủng PNSB có tiềm năng rất lớn trong việc ngăn ngừa dịch bệnh, kích thích tăng trưởng và gia tăng tỉ lệ sống trên ấu trùng tôm thẻ chân trắng.

Source: An Lê, TepBac.Com

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments