Biến động tỷ lệ acid béo DHA/EPA của vi tảo biển qua các pha tăng trưởng

-

Trong hệ sinh thái biển, vi tảo là nơi sản xuất chính ra các acid béo đa nối đôi mạch dài (LC-PUFA) như acid docosahexaenoic (DHA) và acid eicosapentaenoic (EPA).

Tảo được sử dụng trong hệ thống nuôi trồng thuỷ sản như là thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp cho các loài động vật phù du, các loài nhuyễn thể ăn lọc cũng như ấu trùng của các loài giáp xác và cá. Bên cạnh đó, nhiều loài tảo hiện đang được nghiên cứu nhằm thay thế bột cá và dầu cá trong thức ăn của các loài thủy sản.

Vì vậy, cần lựa chọn các giống tảo giàu dưỡng chất, có hàm lượng EPA và/hoặc DHA cao, tốt nhất là ở giai đoạn tăng trưởng nhanh.

Trong quá trình tăng trưởng từ pha tăng trưởng (exponential phase, còn được gọi là pha chỉ số) đến pha tăng trưởng chậm (stationary phase hay pha cân bằng), nhiều loài vi tảo tích lũy lipid, đặc biệt là triacylglycerol.

Hình: Đường cong sinh trưởng trong hệ thống kín 

Tuy nhiên, ảnh hưởng của pha tăng trưởng đối với sự tích lũy LC-PUFA của vi tảo hiện tương đối ít được biết đến. Trong nghiên cứu này, hàm lượng tương đối và tuyệt đối của 7 loài tảo đại diện cho vi tảo biển đã được xác định qua các giai đoạn tăng trưởng khác nhau khi được nuôi cấy theo mẻ (batch culture).

Bảng: Các loài vi tảo biển được sử dụng trong nghiên cứu

Kết quả thí nghiệm cho thấy bốn trong 7 loài tảo được nghiên cứu (Phaeodactylum tricornutum, Thalassiosira weissflogii, Thalassiosira pseudonana Rhodomonas salina) đã tích lũy acid béo trong suốt quá trình tăng trưởng. Ở các loài này, hàm lượng EPA trong tế bào ở cuối pha tăng trưởng chậm cao hơn so với hàm lượng EPA trong tế bào ở pha tăng trưởng. Điều này cho thấy hàm lượng EPA trong tế bào của các loài tảo này có thể được nâng cao hơn nữa khi thu hoạch chúng vào thời điểm hợp lý.
Ngược lại, không có sự gia tăng hàm lượng DHA ở bốn loài tảo trên. Do đó tỷ lệ DHA/EPA thấp hơn đáng kể ở cuối pha tăng trưởng chậm.

Những kết quả này có thể được sử dụng nhằm cải thiện giá trị dinh dưỡng của vi tảo nuôi để áp dụng trong các hệ thống nuôi thuỷ sản biển.

Source: Anh Chi, Tổng cục Thủy sản. Theo Aquaculture International

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments