Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong tương lai

-

Theo dự báo, dân số thế giới sẽ đạt 9.7 tỉ người vào năm 2050 điều này đồng nghĩa với việc ngành sản xuất lương thực phải tăng năng suất 60% so với hiện nay mới đáp ứng đủ nhu cầu lương thực cho toàn thế giới.

Tuy nhiên, biến đối khí hậu đang và sẽ đe dọa nghiêm trọng đến nền sản xuất lương thực toàn cầu, trong đó có cả nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Làm thế nào để chúng ta gia tăng sản lượng thực phẩm khi mỗi năm có từ 5 đến 7 triệu hecta đất trồng bị biến mất do dân số gia tăng, công nghiệp hóa và đô thị hóa?. Và chúng ta cần có giải pháp gì để đạt được mục tiêu do FAO đề ra là sẽ xóa sổ nạn đói vào năm 2030?

Thủy sản chiếm vai trò quan trọng trong nền sản xuất lương thực toàn cầu

Theo FAO, khoảng 540 triệu người trên toàn cầu sống phụ thuộc hoàn toàn và ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Hơn phân nửa trong số này xem thủy sản là nguồn cung cấp đạm và khoáng chất chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày. Cá cũng là nguồn cung cấp đạm cho khoảng 3.1 tỉ người trên toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ cá cũng đã gia tăng từ 9.9 kg vào thập niên 60 đến 20kg vào năm 2014.

Thủy sản cũng là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của thế giới với tốc độ tăng trưởng trung bình là 6% trong vòng  một thập kỷ qua. Theo FAO, sản lượng thủy sản toàn cầu đã tăng gấp 3 lần từ 1995 đến 2014 và đạt mức 74 triệu tấn vào năm 2014( châu Á chiếm 89%). Kết quả này có được là do sự thúc đẩy của cuộc cách mạng xanh, giúp gia tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người và đảm bảo an ninh lương thực thế giới.

Những mối đe dọa từ biến đổi khí hậu

Báo cáo “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản” được FAO công bố vào 2016 đã chỉ rõ ra biến đổi khí hậu sẽ làm đại dương ấm dần và acid hóa, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản xa bờ,. Bên cạnh đó, các hoạt động nuôi trồng thủy sản ven bờ biển cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của việc nước biển dâng cao, lũ lụt. Những năm gần đây, người nuôi thủy sản ở châu Á thường bị tổn thất nặng nề do ao nuôi đến kỳ thu hoạch lại gặp phải mưa lũ lớn.

Biến đối khí hậu khiến tình hình khô hạn xảy ra ngày càng nhiều hơn trên thế giới, điều này tác động sâu sắc đến ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Sự ấm dần lên của trái đất dẫn đến sự thay đổi các yếu tố môi trường trong ao nuôi, khiến cá nhạy cảm hơn đối với dịch bệnh và ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng cũng như sản lượng. Nhìn chung, biến đổi khí hậu sẽ tác động tiêu cực đến sản lượng thủy sản toàn cầu.

Đâu là giải pháp?

Chính phủ các nước cần phải nâng cao khả năng quản lý cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên nước, nhằm hạn chế các hoạt động đánh bắt quá mức, gây ô nhiễm môi trường nước, vì điều này sẽ góp phần gia tăng thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.  Ngoài ra, chính phủ cũng cần xác định chiến lược hợp lý để thích ứng với biến đổi khí hậu  như đầu tư nâng cao cơ sở hạ tầng cũng như hệ thống thủy lợi giúp các hoạt động nuôi trồng diễn ra thuận lợi hơn.

Cần phải nghiên cứu đa dạng hóa các mô hình nuôi và các đối tương nuôi,đồng thời đổi mới công nghệ để sử dụng hiệu quả hơn nguồn nước ao nuôi thủy sản.

Quan trọng nhất, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan như: nông dân, chính phủ, tổ chức nghiên cứu, nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ để tìm ra một giải pháp đồng bộ, thích hợp nhất để giảm thiểu tối đa tác động của biến đổi khí hậu lên nuôi trồng thủy sản.

Source: An Lê, TepBac. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Nesar Ahmed- Canada

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments