Lưới đánh cá bị bỏ đi và chất dẻo tổng hợp đe dọa ngành thủy sản

-

Tình trạng ô nhiễm chất dẻo ở mọi quy mô gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho các nhà sản xuất thủy sản trên khắp thế giới.

Các thiết bị đánh bắt bị bỏ đi làm rối loạn cuộc sống ở biển, bao gồm các loài thủy sản và chim biển, và thường giết chết các loài này. Các dây câu và lưới bị bỏ đi bị vướng vào bánh răng, cánh quạt của tàu và các thiết bị khác, làm hư hỏng chúng. Các loài thủy sản ăn phải những mảnh nhỏ của bao bì và chất dẻo plastic từ sản xuất dệt may.

Các chất dẻo lớn, chẳng hạn như thiết bị và các bao túi bị mất, có thể từ các tàu đánh cá hoặc từ các nguồn trên mặt đất, trôi dạt vào các đại dương trong suốt các cơn bão. Nhưng theo một số cách, các vi chất dẻo không nhìn thấy được bằng mắt thường là một nguy cơ lớn hơn. Chỉ có một phần rất nhỏ các mảnh nhựa trôi nổi, và một lượng không rõ ràng này bị các loài thủy sản ăn phải.

Dave Glaubke, Giám đốc phát triển bền vững tại Sea Port Products Corp, cho biết: “Các sinh vật thủy sinh khác nhau ăn phải các vi chất dẻo và chất dẻo nano tạo ra mối đe dọa tiềm ẩn đối với chuỗi thực phẩm thủy sản, và có khả năng đe dọa đối với con người khi chúng ta ăn hải sản. Cả ngư dân và người nuôi thủy sản đều lo ngại về tình trạng này”.

Glaubke cho biết con người đã nhận thức về vấn đề này khi thiết bị nhựa bắt đầu thay thế một số dây thừng, lưới và các ngư cụ khác trong những năm 1960 và 1970. Tuy nhiên, mối quan ngại về các nguy cơ của các vi chất dẻo đã tăng lên trong thập kỷ qua.

Các mối đe dọa của chất dẻo là khác nhau. Quá nhiều các loài thủy sản chết do ăn phải chất nhựa gây hại trực tiếp cho nghề cá và thu nhập, trong khi việc sửa chữa tàu thuyền và thiết bị bị hư hỏng do thiết bị bị trôi dạt gây thiệt hại cho ngư dân.

Hàng năm, rác thải ở biển gây thiệt hại cho ngành khai thác thủy sản của Liên minh châu Âu là 61,7 triệu euro (65,7 triệu USD) do thu nhập từ khai thác thủy sản giảm và chi phí loại bỏ rác thải ra khỏi chân vịt của tàu và các thiết bị khác.

Và nếu người tiêu dùng lo lắng về nhựa trong thịt cá ngừ, họ có thể tránh mua hải sản.

Roy Palmer, Giám đốc điều hành Hiệp hội Các chuyên gia Thủy sản Quốc tế cho biết: “Cần phải có nhiều ngành hơn nữa hành động nhiều hơn để giải quyết vấn đề chính này. Mỗi năm có 8 triệu tấn chất dẻo đang xâm nhập vào đại dương, và điều này sẽ trở nên tồi tệ hơn trừ phi tất cả chúng ta nỗ lực để loại bỏ chất gây ô nhiễm này”.

Ông Palmer cho biết: Sự quan tâm về rác thải ở biển đã tăng lên sau Hội nghị về rác thải biển 2011 được Liên hợp quốc và Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ tổ chức. 61 hiệp hội từ 34 quốc gia đã thống nhất về một kế hoạch chiến lược.

Ông Palmer cho biết: “Mặc dù gần 260 dự án đã được đưa ra từ Hội nghị, tuy nhiên đây chủ yếu là những hoạt động của địa phương và dường như thiếu sáng kiến ​​mang tính toàn cầu. Để giải quyết vấn đề này, các nhà khai thác thủy sản nên xem xét kỹ lưỡng các hoạt động của họ và xem xét họ có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ chất dẻo như thế nào. Các nhà khai thác thủy sản nên xem xét cách tái sử dụng nhựa và tìm các lựa chọn thay thế cho bao bì nhựa”.

Ông Palmer tin rằng chính phủ các nước cần phải cấm vi hạt nhựa, và họ cần phải thực hiện các quy định tốt hơn trong việc điều chỉnh chuỗi cung ứng nhựa. Chính phủ các nước cũng cần phát triển cơ sở hạ tầng quản lý chất thải tốt hơn cho tất cả các ngành công nghiệp và thực hiện việc đánh thuế đối với tất cả các loại nhựa không phân hủy sinh học, với các quỹ được phân bổ để làm sạch các đại dương.

Một quan hệ đối tác giữa ngành công nghiệp tư nhân và chính phủ đã và đang đạt được nhiều tiến bộ trong việc giảm ngư cụ bị vứt bỏ. Công ty quản lý chất thải Covanta, Tổ chức Thủy sản và Động vật Hoang dã Quốc gia, NOAA và Schnitzer Steel đã hợp tác để tái sử dụng những ngư cụ bị vứt bỏ không sử dụng được. Các hộp thu gom lớn được đặt tại các cảng, và ngư dân có thể vứt bỏ thiết bị ở đó, làm giảm nguy cơ các rác thải biển gây khó khăn cho việc định vị, khai thác thủy sản và cuộc sống của các sinh vật biển.

Covanta trả cho chi phí cho việc vận chuyển các hộp. Hầu như các rác thải này được chuyển đến Schnitzer, nơi mà bánh răng được cắt nhỏ và kim loại được tước bỏ và tái chế. Phần còn lại được đốt cháy tạo năng lượng sạch.

Meg Morris, Phó giám đốc quản lý vật liệu và các vấn đề cộng đồng tại Covanta cho biết: “Mặc dù Convanta đang đạt được nhiều thành công, nhưng ngư dân cần được giáo dục nhiều hơn về tình trạng ô nhiễm chất dẻo. Và họ cần tiếp cận nhiều hơn với các thùng chứa ngư cụ đã cũ”.

Ngày nay con người sản xuất ngày càng nhiều chất dẻo hơn, và vấn đề này mang tính toàn cầu: những người tiêu dùng trên khắp thế giới sử dụng bao bì và các sản phẩm nhựa mỗi ngày.

Morris cho biết khi nhận thức của công chúng về vấn đề này tăng lên, ngư dân sẽ phải đưa ra các giải pháp, bao gồm và có thể là tìm kiếm một giải pháp thay thế cho bao bì nhựa. Nếu các loài thủy sản tiếp tục ăn nhựa, ngành thủy sản sẽ phải gánh chịu thiệt hại.

Morris cho biết: “Điều này có thể khiến công chúng lo ngại, dẫn đến ăn ít hải sản hơn, và nguồn thủy sản giàu protein sẽ ít hơn”.

Source: HNN, Tổng cục Thủy sản (Theo seafoodsource)

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments