Kỹ thuật nuôi cá nóc hổ ở Nhật Bản

-

Cá nóc hổ (Takufugu rubripes) là một trong những loài cá biển nuôi quan trọng tại Nhật, với giá thành cao gấp khoảng 3 lần so với cá cam (yellow tail) và cá tráp (red seabream).

Tuy nhiên, sản lượng nuôi cá nóc hổ tại Nhật trong nhiều năm qua không tăng, cùng với sự giảm giá thành do việc nhập khẩu cá nóc hổ từ Trung Quốc. Cá nóc hổ được nuôi lồng ngoài biển giống như các loài cá biển khác, tuy nhiên sản lượng không cao là do bệnh do ký sinh trùng làm cho tỷ lệ sống không cao. Do đó, yêu cầu đặt ra là phát triền nuôi cá nóc hổ trong hệ thống nước tuần hoàn với sự kiểm soát môi trường nước nuôi, mật độ, cùng với nhu cầu dinh dưỡng của cá mang lại hiệu quả cao hơn.

Nuôi cá nóc hổ bắt đầu vào những năm 1960, cá chứa hàm lượng độc tố cao nhưng vẫn được nuôi tại Nhật, do mùi vị đặc trưng của nó. Cá nóc hổ chứa hàm lượng lớn các chất độc thần kinh (tetrodotoxin), đặc biệt có nhiều trong gan, ruột, và trứng.

Do đó, việc chế biến cá đòi hỏi phải có chứng nhận nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng. Hàm lượng tetrodotoxin được cho là do vi khuẩn ở tầng đáy biển gây ra, do đó, nếu cá được nuôi trong môi trường nước sạch thì đảm bảo không chứa độc tố.

Kỹ thuật nuôi cá Nóc Hổ

Hiện cá nóc được nuôi phổ biến bằng phương pháp nuôi lồng và nuôi với hệ thống tuần hoàn.

Mật độ

Cá nóc hổ nên nuôi ở mật độ thấp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng mật độ cá tùy thuộc vào hệ thống nuôi: đối với nuôi lồng mật độ được khuyến cáo là 3 kg cá/m3; nuôi trong hệ thống tuần hoàn hay nuôi nước chảy mật độ có thể lên tới 15 kg cá/m3.

Ngoài ra, mật độ cá còn tỉ lệ nghịch với trọng lượng của cá, với cá có trọng lượng là 40 g mật độ khoảng 10 con/m3, với cá 200-450 g mật độ từ 4-6 con/m3, mật độ 2-3 con/m3 với cá từ 700-1.200 g. Cá đến cỡ thu hoạch khoảng sau 18-20 tháng nuôi với kích cỡ thu hoạch trên 800 g/1con.

Một trong những kỹ thuật cần thiết cho nuôi cá nóc hổ là cắt răng của chúng. Khi nuôi với mật độ cao cá hay cắn nhau, làm lỡ loét, dẫn đến sản lượng nuôi cá không cao do cá ký sinh trùng gây ra. Do đó, ngày nay nhiều người nuôi cá nóc hổ hướng đến nuôi cá trên bể với hệ thống tuần hoàn nhằm tăng năng suất nuôi.

Nhiệt độ và độ mặn

Nhiệt độ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưỡng đến tăng trưởng của cá. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ thích hợp cho nuôi cá nóc hổ vào khoảng 15-30oC, tuy nhiên nhiệt độ còn phu thuộc vào kích cỡ của cá, đôi với cá nóc hổ nặng từ 4-50g tăng trưởng tốt ở 25oC, ngược lại hệ số chuyển đổi thức ăn của cá hằng ngày và tăng trọng giảm khi nhiệt độ nước lên tới 30oC. Cá càng lớn thì tăng trưởng tốt ở nhiệt độ thấp hơn, đối với cá khoảng 300-400g tăng trưởng nhanh ở nhiệt độ khoảng 20oC.

Cá nóc là loài rộng muối có thể tăng trưởng trong khoảng độ mặn từ 10-35 phần ngàn. Kích cỡ cá khác nhau chịu được độ mặn khác nhau. Cá nhỏ tăng trưởng nhanh ở độ mặn thấp. Ngược lại cá lớn với trọng lượng khoảng 250g tăng trưởng chậm ở độ mặn từ 10-20 phần ngàn.

Dinh dưỡng và cho ăn

Giống như các loài cá biển khác, thức ăn cho cá nóc đòi hỏi hàm lượng đạm cao khoảng 50% hàm lượng lipid khoảng 12%. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhằm đảm bảo nguồn thức ăn ổn định cho cá nóc hổ, trong sản xuất thức ăn cá có thể thay thế bột cá bằng bột xương động vật hay bột đậu nành.

Điểm đặc biệt của cá nóc hổ là cá không có dạ dày, nên việc cho cá ăn được khuyến cáo cho ăn điều đặn cả ngày. Các nghiên cứu cho rằng cá tăng trưởng tốt khi được cho ăn từ 3-5 lần/ngày.

Kết luận

Kết quả cho thấy việc nuôi cá nóc hổ còn gặp nhiều khó khăn. Tỉ lệ sống không cao do cá rất mẫn cảm với môi trường. Do đó, vấn đề được đặt ra là hướng tới việc nuôi cá nóc hổ trong hệ thống tuần hoàn khép kín, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ môi trường nuôi. Qua đó, tỉ lệ sống cao mang lại năng suất cao cũng như hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Source: Huỳnh Như, TepBac

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments