Than hoạt tính giúp cá rô phi giảm khả năng hấp thu kim loại nặng

-

Hiện nay, hoạt đông công nghiệp diễn ra ngày càng nhiều, khiến nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, đặc biệt là kim loại nặng.

Do đó, nếu không xử lý môi trường nước đúng cách, nguồn nước này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tôm, cá nuôi. Gần đây, một nghiên cứu đã cho thấy, bổ sung than hoạt tính sẽ giúp cá rô phi tăng cường khả năng chống chịu trong môi trường nước có kim loại nặng.

Bố trí thí nghiệm

Chuẩn bị than hoạt tính: Hòa tan lượng than hoạt tính đã được tính vào 100 mL nước/1kg thức ăn rồi xay nhuyễn với các thành phần thức ăn khác trong 40 phút. Sau đó, đem hỗn hợp nghiền thành viên có đường kính 1 mm. Cuối cùng là sẽ sấy ở 55oC trong vòng 24h, rồi cho vào bọc nhựa trữ ở – 2oC.

Chuẩn bị dung dịch kim loại nặng: Hòa tan một số mmuối: Pb(NO3)2, CdCl2.5H2O, ZnSO4, CuSO4.5H2O để thụ được dung dịch có chứa các ion Pb2+, Cd2+, Zn2+, Cu2+.

Chuẩn bị nghiệm thức: Cá rô phi giống (14.6±0.54 g) được bố trí ngẫu nhiên 15 con/bể, lặp lại 3 lần. Cá được cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm 30%, cho ăn 2 lần/ngày, trong vòng 8 tuần. Thí nghiệm có năm nghiệm thức với mức bổ sung than hoạt tính lần lượt là 0, 2, 5, 10, 20 g/kg thức ăn.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, cá tiếp tục được bố trí ngẫu nhiên 15 con/bể, 2 lần lặp lại với nguồn nước có nhiễm kim loại nặng trong vòng 7 ngày. Sau đó, tiến hành thu mẫu để đánh giá các chỉ tiêu tăng trưởng, chỉ tiêu sinh hóa và khả năng chống chịu kim loại nặng.

Phương pháp phân tích

Ngừng cho cá ăn 1 ngày để tiến hành thu mẫu máu. Ly tâm mẫu máu 5000 vòng/15 phút, sau đó trữ lạnh -20oC. Mẫu máu này sẽ dùng để phân tích các chỉ tiêu như sau: Tổng Protein (Henry, 1964); Tổng Lipid (Joseph et al.,1972); Superoxide dismutase -SOD (McCord và Fridovich,1969); Catalase -CAT (Aebi,1984); Glutathionine peroxidase -GPx (Valentine,1967); Malondialdehyde – MDA (Ohkawa et al.,1979).

Kết Quả

Tăng trưởng: Tăng trưởng và lượng thức ăn cá ăn vào được cải thiện đáng kể khi bổ sung than hoạt tính tới mức 10 g/kg thức ăn, nhưng hơn nữa thì tăng trưởng sẽ giảm. Nghiệm thức bổ sung than hoạt tính cũng có tổng protein cao hơn nhóm đối chứng.

Chỉ tiêu sinh hóa: Bổ sung than hoạt tính từ 10-20 g/kg thức ăn sẽ giúp cải thiện đáng kể hoạt động chống oxy hóa. Sau thời gian thí nghiệm với kim loại nặng, các chỉ tiêu SOD, CAT, GPx, MDA cao nhất ở nhóm đối chứng. Bên cạnh đó, nồng độ ammonia đạt cao nhất ở nghiệm thức đối chứng và thấp nhất ở nghiệm thức bổ sung 20 g/kg thức ăn.

Dư lượng kim loại nặng: Nhóm đối chứng có dư lượng kim loại nặng cao hơn các nhóm có bổ sung than hoạt tính. Dư lượng kim loại nặng thấp nhất trong cơ thể cá nằm ở nhóm bổ sung than hoạt tính từ 5-20 g/kg thức ăn.

Kết Luận

Bổ sung than hoạt tính với mức tối ưu là 7 g/kg thức ăn sẽ giúp cải thiện tăng trưởng, kích thích các hoạt động chống oxy hóa cũng như giảm dư lượng kim loại nặng trong cơ thể cá.

Source: An Lê, TepBac. Theo ScienceDirect

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments