Nâng cao khả năng miễn dịch và chống oxy hóa của tôm thẻ chân trắng giống nuôi trong hệ thống biofloc

-

Công nghệ biofloc (BFT) dựa trên hệ vi sinh vật được sử dụng rộng rãi trong nuôi tôm thâm canh trong thời gian gần đây. BFT được sử dụng trong hệ thống nuôi nhằm nâng cao chất lượng nước, cung cấp một phần thức ăn tự nhiên cho tôm, nâng cao sức khỏe và tỷ lệ tăng trưởng của tôm nuôi.

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của biofloc lên phản ứng miễn dịch và tình trạng chống oxy hóa của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei giống nuôi trong bể biofloc dựa trên thức ăn đầu vào có tỷ lệ C/N cao. Hai nghiệm thức biofloc và một nghiệm thức đối chứng được so sánh. Hai nghiệm thức biofloc được thực hiện trong bể không thay nước với tỷ lệ C/N là 15:1 và 20:1 bằng cách bổ sung carbohydrate có ký hiệu là CN15 và CN20; tôm ở bể đối chứng được nuôi trong nước sạch với tỷ lệ thay nước cao và không bổ sung carbohydrate. Tôm được nuôi trong 30 ngày.  Chất lượng nước trong hệ thống biofloc được duy trì bằng cách bổ sung đường surcrose trong suốt quá trình thí nghiệm.

Vào cuối chu kỳ thí nghiệm, tế bào máu tổng cộng và hoạt động thực bào của tôm ở hai nghiệm thức biofloc cao hơn có ý nghĩa (P<0.05) so với nghiệm thức đối chứng. Khả năng chống oxy hóa tổng cộng trong huyết tương và gan tụy của tôm ở hai nghiệm thức biofloc cũng cao hơn có ý nghĩa (P<0.05) so với nghiệm thức đối chứng. Gia tăng hoạt động của enzyme superoxide dismutase và tỷ lệ gia tăng hoặc giảm oxy hóa glutathione trong huyết tương và gan tụy của tôm ở hai nghiệm thức biofloc cũng khác biệt có ý nghĩa (P<0.05) so với nghiệm thức đối chứng. Không có sự khác biệt (P>0.05) của các chỉ tiêu phân tích ở hai nghiệm thức biofloc CN15 và CN20. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng biofloc thông qua việc bổ sung carbohydrate trong hệ thống nuôi không thay nước có thể gia tăng đáp ứng miễn dịch tế bào và tình trạng chống oxy hóa của tôm thẻ chân trắng.

Enhancement of immune response and antioxidant status of Litopenaeus vannamei juvenile in biofloc-based culture tanks manipulating high C/N ratio of feed input

Biofloc technology (BFT) is a microbial manipulation technique used recently in intensive shrimp aquaculture. The driving force of BFT culture systems is microbial biofloc that is responsible for enhancing water quality, supplementing natural food, and improving growth and health of cultured shrimp. The aim of this study was to investigate the effects of biofloc on immune response and antioxidant status of Litopenaeus vannamei juveniles reared in biofloc-based tanks through manipulating high C/N ratio of feed input. Two biofloc treatments and one control were compared: Biofloc-based tanks under zero-water exchange with two levels of C/N ratio (15:1, 20:1) by addition of carbohydrate referred to as ‘CN15’ and ‘CN20’ and clear water tanks operated with high water exchange and without addition of carbohydrate referred to as ‘control’. The shrimp were cultured for 30 days. The water quality in biofloc-based tanks was maintained with the promotion and development of biofloc through sucrose addition during the experiment. At the end of the experiment, the total hemocyte count in the hemolymph and the phagocytic activity of the hemocyte of the shrimp in the two biofloc treatments were significantly higher than those of the shrimp in the control group (P < 0.05). Furthermore, the total antioxidant capacity in both the plasma and the hepatopancreas of the shrimp in the two biofloc treatments was significantly higher than those of the shrimp in the control group (P < 0.05). Increased superoxide dismutase activity in the plasma, and increased reduced/oxidized glutathione ratio in both the plasma and the hepatopancreas were found in the shrimp of the two biofloc treatments (P < 0.05). There were no significant differences in all of the above parameters between the CN15 and CN20 treatments (P > 0.05). The results indicated that promoting biofloc through carbohydrate addition in zero-water exchange systems could enhance immune cellular response and antioxidant status of cultured shrimp under the conditions of the present study.

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: Wu-Jie Xu, Lu-Qing Pan. Aquaculture, Volumes 412–413, 1 November 2013, Pages 117–124.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments