Sự đa dạng di truyền của các dòng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus phân lập từ một trang trại nuôi tôm của Thái Lan nhiễm bệnh AHPND/EMS

-

Bộ Thủy sản Thái Lan (DOF) ước tính thiệt hại do bệnh gan tụy cấp tính AHPND/EMS trên tôm đã làm giảm khoảng 30% sản lượng tôm Thái Lan trong quí đầu tiên của năm 2013.

Những dấu hiệu tôm chết sớm tương tự ở Việt Nam được xác định là do tôm nhiễm bệnh AHPND/EMS do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây nên, tuy nhiên tình trạng tôm chết ở Thái Lan vẫn không được xác định rõ ràng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân lập và phân tích những đặc tính di truyền của vi khuẩn phân lập trên gan tụy (HP) của tôm từ những ao nuôi bùng phát bệnh tôm chết sớm ở Thái Lan.

Bốn dòng vi khuẩn phân lập được xác định là Vibrio parahaemolyticus thông qua phân tích BLAST (Basic Local Alignment Search Tool) và dựa vào chỉ dấu gene đặc trưng của loài vi khuẩn này là lecithin dependent hemolysin (LDH). Thí nghiệm gây cảm nhiễm 3 trong 4 dòng vi khuẩn phân lập được và một dòng vi khuẩn phân lập được từ Trung Quốc năm 2010 sử dụng mô hình gây cảm nhiễm của chúng tôi (đã xuất bản trước đây) cho thấy tỷ lệ tôm chết rất cao và có những biểu hiện đặc trưng của bệnh gan tụy cấp tính AHPND trên mẫu phân tích mô học của gan tụy.

Thử nghiệm với một trong những dòng vi khuẩn phân lập được cho thấy tỷ lệ tôm chết phụ thuộc vào nồng độ vi khuẩn gây cảm nhiễm. Sử dụng cùng qui trình gây cảm nhiễm, dòng vi khuẩn phân lập được thứ 4 cũng gây tỷ lệ tôm chết cao nhưng không có những biểu hiện đặc trưng của bệnh EMS trên mẫu phân tích mô học của gan tụy. Thay vào đó, nó gây nên một số biểu hiện khác như phá hủy các biểu mô và không bào đặc trưng của tế bào phôi (E-cells).

Những kết quả nghiên cứu này cho thấy sự đa dạng của các dòng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có khả năng gây chết tôm trong ao nuôi. Những nghiên cứu và so sánh về di truyền và cấu trúc phân tử DNA của các dòng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có độc tố và không có độc tố cần được xác định để hiểu rõ hơn cơ chế phân tử của bệnh AHPND/EMS.

Variation in Vibrio parahaemolyticus isolates from a single Thai shrimp farm experiencing an outbreak of acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND)

The Thai Department of Fisheries (DOF) estimated that outbreaks of acute early mortality (often called early mortality syndrome or EMS) in cultivated shrimp were responsible for a 33% drop in shrimp production during the first quarter of 2013. Similar early mortality in Vietnam was ascribed to specific isolates of Vibrio parahaemolyticus that caused hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) but the status of EMS/AHPND in Thailand was unclear. Here we describe the isolation and characterization of bacteria isolated from the hepatopancreas (HP) of shrimp collected from an early mortality outbreak farm in Thailand. Four independent bacterial isolates were identified as V. parahaemolyticus by BLAST analysis and by gene-specific marker detection of a lecithin dependent hemolysin (LDH) considered to be specific for the species. Immersion challenges with 3 of these and a reference isolate, obtained from China in 2010, using a previously published laboratory infection model caused very high mortality accompanied by characteristic AHPND histopathology in the shrimp HP. Tests with one of these isolates (5HP) revealed that rate of mortality was dose dependent. Using the same challenge protocol, the 4th isolate (2HP) also caused high mortality, but it was not accompanied by AHPND histopathology. Instead, it caused a different histopathology of the HP including collapsed epithelia and unique vacuolization of embryonic cells (E-cells). These results revealed the possibility of diversity in isolates of V. parahaemolyticus that may cause early mortality in shrimp cultivation ponds. Genomic and episomic DNA of these isolates and isolates of V. parahaemolyticus that cause no disease need to be compared to better understand the molecular basis of bacterial virulence in AHPND.

Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: Jyoti Joshi et al. Variation in Vibrio parahaemolyticus isolates from a single Thai shrimp farm experiencing an outbreak of acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND). Aquaculture, Available online 28 March 2014. In Press, Accepted Manuscript.http://dx.doi.org/10.1016/j.aquaculture.2014.03.030

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments