Hội chứng tôm chết sớm (EMS) là bệnh truyền nhiễm, không phải độc tố môi trường

-

Tại Hội nghị Nuôi trồng thủy sản 2013 (Aquaculture 2013) tổ chức bởi Hội Nghề cá Thế giới (World Aquaculture Society) tại Nashville, Tennessee, Mỹ, TS. Donald Lighter, chuyên gia bệnh tôm tại đại học Arizona, Mỹ, đã trình bày một số nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của ông và đi đến một số kết luận sau.

“Căn bệnh không rõ nguyên nhân (idiopathic), chúng tôi thực sự không biết nó là do nhiễm trùng hoặc nhiễm độc, nhưng tất cả các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nó lây nhiễm. Tất cả các nghiên cứu mà chúng tôi đã làm cho đến nay chỉ ra rằng rất có khả năng nó là một bệnh truyền nhiễm mà không phải một cái gì đó từ độc tố môi trường… Chúng tôi không nghĩ rằng Vibrios là tác nhân chính của bệnh bởi vì nó chỉ chiếm ưu thế như là các tác nhân gây bệnh cơ hội ở giai đoạn cuối. ”

“Chúng tôi đã kiểm tra rất nhiều nguồn thức ăn từ một số các trang trại bị ảnh hưởng bởi bệnh này, và thức ăn dường như không có bất cứ điều gì liên quan đến bệnh này.”

“Ban đầu, thuốc trừ sâu, cypermethrin và sản phẩm tương tự được sử dụng để diệt sinh vật trung gian truyền bệnh đốm trắng trên tôm (WSSV) đã bị nghi ngờ là nguyên nhân của EMS. Phòng thí nghiệm của tôi đã dành khá nhiều thời gian nghiên cứu về vấn đề này, thậm chí chúng tôi cũng đã làm thí nghiệm cho các chất này vào đất ở các nồng độ khác nhau, từ chỉ một vài phần triệu lên đến vài trăm phần triệu và chúng tôi cũng không thể tìm ra mối quan hệ giữa bệnh này và thuốc trừ sâu”.

“Các xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm cho đến nay phần lớn cho kết quả âm tính. EMS là dường như không gây ra bởi virus. Vi khuẩn vẫn còn trong diện nghi ngờ. Nó không phải gây ra bởi ký sinh trùng. Vì vậy, hầu hết các nghiên cứu của chúng tôi về bệnh này đến nay đều không có kết quả. Những gì chúng tôi dự định làm trong tương lai … chúng tôi đang có kế hoạch nghiên cứu sử dụng kỹ thuật được gọi là kỹ thuật bộ gen khổng lồ (metagenomics), với kỹ thuật này chúng ta có thể so sánh các quần thể vi khuẩn từ tôm bị ảnh hưởng và không bị ảnh hưởng bởi EMS. Chúng tôi đã phân lập được một vài loài vi khuẩn từ tôm bệnh EMS và chúng tôi đang tiến hành làm một số nghiên cứu gây cảm nhiễm trong phòng thí nghiệm, rất có thể một vài loài trong số đó có thể liên quan đến căn bệnh này. ”

Tiến sĩ Lightner cũng cho biết:

– Các trường hợp đầu tiên của EMS xảy ra ở đông nam Trung Quốc trong năm 2009. Trong năm 2010, nó đã được phát hiện trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam, và trong năm 2011, nó đã được phát hiện ở bán đảo Malaysia và sau đó ở miền đông Malaysia trên đảo Borneo. Ở Miền đông Thái Lan bệnh bùng phát vào năm 2012.

– EMS ảnh hưởng đến tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

– Bệnh có hai giai đoạn: cấp tính và giai đoạn cuối. Giai đoạn cấp tính bắt đầu với sự suy thoái của gan tụy. Tế bào Vital chết và hoại tử, và gan tụy sẽ co lại tới một nửa kích thước bình thường của nó. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, gan tụy chuyển sang màu vàng nhạt hoặc trắng với những đốm màu đen và sọc. Khi tách ra, nó không rắn chắc và thường kết thành một khối như gan tụy khỏe mạnh. Đặc trưng bệnh ở giai đoạn cuối là sự hiện diện với số lượng lớn của vi khuẩn Vibrio harveyiV. lginolyticus.

– Không có xét nghiệm phân tử cho bệnh EMS, chẩn đoán mô bệnh học cũng rất hạn chế.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Nguồn: Shrimp News International, February 26, 2013.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments