Ảnh hưởng của chất rắng lơ lửng lên tôm thẻ chân trắng nuôi trong hệ thống biofloc

-

Hệ thống nuôi theo công nghệ biofloc (Biofloc Technology Culture) có thể làm tăng năng suất của nghề nuôi tôm. Thông qua việc sử dụng tối thiểu hay không thay nước, hệ thống BFT cũng góp phần làm giảm việc sử dụng nước, giảm ô nhiễm môi trường.

Chế độ cho ăn tăng cường thông qua việc bổ sung thức ăn trong quá trình nuôi làm tăng lượng chất thải trong hệ thống. Cùng với nguồn thức ăn dư thừa, cộng với các chất bài tiết làm tăng thêm hàm lượng chất rắn lơ lửng (Total Suspended Solids – TSS), làm giảm nồng độ oxy hòa tan và tăng nồng độ CO2 trong nước. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá (1) sự ảnh hưởng của tổng số chất rắn lơ lửng (TSS) lên tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng, (2) ảnh hưởng của nồng độ khác nhau của TSS lên chất lượng nước và tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng, và (3) việc loại bỏ các chất rắn lơ lửng từ nguồn nước của hệ thống bằng quá trình lắng trong các hạt vật chất.

Các nghiên cứu được thực hiện trong Trại Nuôi trồng Thủy sản Nước mặn (Marine Station of Aquaculture), Đại học Liên bang Rio Grande, miền Nam Brazil. Các thí nghiệm được thực hiện trong hệ thống nuôi nước chảy 35 m hoặc trong một hệ thống thí nghiệm với 15 bể 1000L. Tất cả các thí nghiệm được thực hiện với ba lần lập lại, kết quả được phân tích bằng cách phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA) và thử nghiệm Tukeys (= 0,05).

Trong thí nghiệm đầu tiên, tôm được tiếp xúc với nồng độ cao của chất rắn lơ lửng (250, 500, 1000, 2000 và 4000 mg/L). Nồng độ biofloc được sử dụng trong thí nghiệm này lấy từ hệ thống BFT trước đó, và pha loãng với các nồng độ khác nhau cho thí nghiệm. Thí nghiệm tiến hành trong 42 ngày. Trong thí nghiệm thứ hai, 12 bể thí nghiệm tôm thẻ chân trắng được nuôi trong hệ thống có hàm lượng biofloc đạt được 300, 500, 700, and 900 mg/L. Tổng chất rắn lơ lửng được kiểm soát bằng hệ thống lắng trong (clarification system). Thí nghiệm cũng tiến hành trong 42 ngày. Thí nghiệm thứ ba được thực hiện trong nhà kính với hai nghiệm thức: không có hệ thống lắng trong (NC) và có sử dụng hệ thống lắng trong © để loại bỏ các chất lơ lửng. Sáu bể, mỗi bể 35 m với hệ thống nước chảy được sử dụng trong nghiên cứu này. Ở nghiệm thức C, bể 35 m với nguồn nước bioflocs được bơm từ hệ thống nuôi thí nghiệm 6 giờ hàng này, sau đó chảy qua bể lắng (1000 L) và tuần hoàn về bể nuôi nhờ trọng lực. Thí nghiệm được tiến hành trong 102 ngày.

Kết quả cho thấy, trong thí nghiệm đầu tiên, tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0.05). Kết quả chỉ ra rằng có thể nuôi tôm với hàm lượng chất rắng lơ lửng cao, với điều kiện giữ hàm lượng oxy hòa tan trên 5 mg/L. Ở thí nghiệm thứ hai, tăng trưởng của tôm tốt nhất khi nồng độ biofloc dưới 500 mg/L. Ở thí nghiệm thứ ba, nghiệm thức có sử dụng hệ thống lắng trong © ảnh hưởng có ý nghĩa (P<0.05) lên điều kiện môi trường và sức khỏe tôm nuôi. Hàm lượng oxy hòa tan, giá trị pH đều tốt hơn so với nghiệm thức không sử dụng hệ thống lắng trong (NC). Tăng trọng của tôm, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), tỉ lệ sống, và năng suất tôm cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0.05) so với nghiệm thức không sử dụng hệ thống lắng trong. Kết quả nghiên cứu có thể khẳng định, nuôi tôm L. vannamei trong hệ thống biofloc nên duy trì hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) dưới 500 mg/L.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Nguồn: Wilson Wasielesky, Carlos Gaona, Marcos Almeida, Fabiane Serra, Dariano Krummenauer, Geraldo Fand Luis Poersch. Effect of suspended solids on rearing of Litopenaeus vannamei biofloc technology culture system. Aquaculture 2013 – Meeting Abstract.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments