Sự đóng góp của tảo khuê đến hàm lượng lipid của biofloc và năng suất của tôm thẻ chân trắng trong hệ thống nuôi biofloc

-

Công nghệ biofloc tạo điều kiện để nuôi các loài thủy sản ở mật độ cao bền vững và an toàn sinh học, sử dụng công nghệ này giúp giảm chi phí và cải thiện tăng trưởng của tôm. Có rất ít hiểu biết về làm thế nào để duy trì tảo trong hệ thống nuôi với hàm lượng cao của vật chất nền và ánh sáng giảm và các vấn đề có liên quan đến ảnh hưởng của tảo trong hoạt động nuôi tôm.

Tảo được sử dụng rộng rải trong trại sản xuất giống nhằm duy trì chất lượng nước cũng như nguồn thức ăn bổ sung bởi gì giá trị dinh dưỡng và khả năng tổng hợp, tích lũy PUFAs. Tôm thích tảo khuê hơn là các loài tảo khác (Kuo &Horgen 2008). Tảo khuê được biết có tác dụng tốt trong việc cải thiện tăng trưởng tôm thẻ chân trắng trong ao nuôi thâm canh (Moss & Pruder 1995) và ấu trùng tôm có thể ăn Chaetoceros spp. Do hàm lượng xơ trong tảo thấp (Moss 1994). Sản xuất tôm với công nghệ biofloc và tảo khuê (Conticribra weissflogii và Chaetoceros muelleri) có hiệu quả trong chuyển đổi thức ăn, tăng trưởng của tôm và giảm tiêu thụ thức ăn hơn so với công nghệ biofloc đơn (Martins & Wasielesky 2012). Phụ thuộc vào loài và điều kiện nuôi mà hàm lượng lipid trong tảo khuê dao động từ 6,4-14,5%/trọng lượng khô và acid béo từ 16-22% của lipid; 39-48% là polyunsaturated fatty acids (PUFAs).

Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá sự bổ sung của 3 loài tỏa lên hàm lượng lipid của biofloc, sự tồn tại của tảo khuê trên biofloc và ảnh hưởng lên hiệu suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng.

image

Tỷ lệ C:N được duy trì trong bể xấp xỉ 20:1, nước không thay đổi trong suốt quá trình nuôi. Mật đường có 37,46% C và 0,57% N đã được bổ sung vào khi hàm lượng TAN bằng hoặc cao hơn 0,5 mg/L. Theo Timmons vand Bisogni (2006) thì để chuyển đổi 1 g TAN thành sinh khối của vi khuẩn thì cần 6 g C. Hàm lượng SiO2 được đo mỗi 4 ngày và được bổ sung khi thấp hơn 1 mg/L (1N:1Si) (Brzezinski 1985). Tảo khuê và biofloc đã được cấy vào ngày đầu tiên (mật độ tảo 3×104/L), tôm được thả nuôi để duy trì thể tích biofloc.

Thí nghiệm được thực hiện trong nhà kính, tôm được nuôi trong 12 bể nhựa với thể tích 200L. Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức: Bổ sung Amphora coffeaneformis (A); bổ sung Cylindrotheca closterium ©; bổ sung Conticribra weissflogii (W) và nghiệm thức chỉ sử dụng biofloc (BF), các nghiệm thức được lặp lại 3 lần và sục khí liên tục.Tôm có trọng lượng ban đầu 0,22±0,03 g được thả nuôi 195 con trên mỗi nhóm thí nghiệm. Tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp 38% protein, và được cho ăn 2 lần (8:00 và 17:00 giờ).

Nhiệt độ, pH và hàm lượng oxy hòa tan được do 2 lần/ngày (8:00 -17:00 giờ). Hàm lượng lipid và acid béo của biofloc được phân tích khi kết thúc thí nghiệm. Ngày 1, 10, 20 thu mỗi bể 3 con tôm đo trọng lượng để điều chỉnh tỷ lệ cho ăn và sau đó được thả trở lại bể. Tất cả tôm đã được đo sau khi kết thúc thí nghiệm để tính toán hiệu suất tăng trưởng và tỷ lệ sống.

image

Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng TAN khác biệt đáng kể ở các nghiệm thức, hàm lượng TAN cao trong nghiệm thức W (2 mg/L) và C (1,2 mg/L); hàm lượng TAN trong nghiệm thức BF (0,8 mg/L) và A (1,1 mg/L) thấp hơn. Hàm lượng SiO2 cao hơn đáng kể trong nghiệm thức A (0,5 mg/L), C (0,8 mg/L) và W (0,4 mg/L), ở nghiệm thức BF (0,2mg/L) thấp hơn. Hàm lượng N-NO2- thấp hơn đáng kể trong nghiệm thức W (0,6 mg/L) và BF (1,3 mg/L), trong nghiệm thức C (3,4 mg/L) cao hơn.

Hàm lượng lipid khác nhau ở các nghiệm thức dao động từ 2,64-5,11. Nghiệm thức A cho thấy biofloc có hàm lượng lipid cao nhất (5,11%) khác biệt đáng kể so với nghiệm thức W và BF. Hàm lượng acid béo thiết yếu EPA (eicosapentanoic acid; (20:5, n-3) cao đáng kể trong nghiệm thức A (4%) và trong nghiệm thức BF (1%) thấp hơn đáng kể, trong khi đó linoleic acid (18:2, n:6) trong nghiệm thức BF (12,6%) cao hơn đáng kể.

Tỷ lệ sống của tôm  dao động từ (88-99%), có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Tỷ lệ sống của tôm trong nghiệm thức A (99,5%) cao hơn đáng kể so với nghiệm thức BF (88,0%). Tôm trong nghiệm thức A tiêu thụ thức ăn ít hơn nhưng FCR thì không khác biệt giữa các nghiệm thức. Ở nghiệm thức C có trọng lượng cuối (1,75g), tăng trưởng (1,55) và FCR cao nhất (1,08). Ở nghiệm thức A có FCR thấp nhất (0,84), trọng lượng cuối 2,43g, nghiệm thức W có trọng lượng cuối cao nhất (2,58g) và FCR (0,96). Đối với nghiệm thức chỉ sử dụng biofloc tôm có trọng lượng cuối là 2,15g và FCR là 1,03. Tuy nhiên, các thông số này ở các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Phó Văn Nghị, trieutuan.blog
Source: Martins T. G., Clarisse, O., Luciano, V. J., Marcelo, GM. D. and Wilson, W. J., 2014. The contribution of diatoms to bioflocs lipid content and the performance of juvenile Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) in a BFT culture system. Aquaculture Research, 2014,1-12.

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments