Cá mao tiên đe dọa các rạn san hô Đại Tây Dương

-

Các rạn san hô tại vùng biển Caribbean và dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của Hoa Kỳ đang bị đe dọa bởi sự xâm chiếm và gia tăng số lượng của cá sư tử hay cá mao tiên (lionfish).

Loài cá ăn thịt có sọc đỏ này phân bố tự nhiên ở vùng biển thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là một loại cá được nuôi phổ biến trong các bể cá cảnh và có lẽ nó được phóng sinh vào các vùng nước Đại Tây Dương khoảng đầu thập niên 1990. Do chúng không bị những động vật khác ăn thịt nên cá sư tử đã sinh sản nhanh chóng, và làm giảm tới 80% quần thể cá bản địa.

Các nhà nghiên cứu từ Trường đại học Oregon gần đây tham gia một chuyến thám hiểm đến một rạn san hô nhân tạo sâu khoảng 90 mét ngoài khơi bờ biển Florida. Họ rất ngạc nhiên khi tìm thấy một số lượng lớn cá sư tử lớn bất thường – khoảng nửa mét.

Nghiên cứu viên thuộc Trường đại học Oregon, Stephanie Green cảnh báo loài cá này có thể di chuyển đến những vùng nước cạn hơn và ăn hết các loài cá khác. Ngoài ra, những loài cá lionfish lớn sẽ sinh sản nhanh hơn cá nhỏ. Green cho biết nên có các biện pháp kiểm soát để giảm số lượng cá mao tiên ở vùng nước cạn như đánh bắt chúng và cho phép mọi người ăn thịt chúng, nhưng hạn chế việc này ở những vùng nước sâu hơn để bảo vệ loài cá này.

Trong khi các nhà khoa học đại học tại Trường Đại học Oregon tiếp tục tìm cách để chống lại sự gia tăng số lượng cá mao tiên, các nhà nghiên cứu bày tỏ lo ngại rằng sự xâm lấn, cùng với đánh bắt quá mức, ô nhiễm và sự nóng lên của đại dương, có thể tiêu diệt các hệ sinh thái rạn san hô.

© Triệu Tuấn, trieutuan.blog
Source: VOA, Voice of America

Trieu Tuan
Trieu Tuan
Triệu Tuấn là một ông bố 2 con, tốt nghiệp Tiến sỹ chuyên ngành Công nghệ sinh học tại Nhật Bản. Hiện nay đang công tác tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC).

Share this article

Recent posts

Popular categories

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Recent comments